| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Nghệ An hồ hởi xuống đồng

Thứ Năm 06/02/2025 , 16:36 (GMT+7)

Những ngày đầu xuân, nông dân trên địa bàn Nghệ An xắn tay vào việc, không khí khẩn trương thể hiện rõ trên đồng ruộng.

Nông dân Nghệ An hồ hởi xuống đồng. Ảnh: Ngọc Linh.

Nông dân Nghệ An hồ hởi xuống đồng. Ảnh: Ngọc Linh.

Những ngày này, dọc khắp các cánh đồng thuộc huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu… đều chung không khí hồ hởi, nông dân đang tất bật với công việc đồng áng thường ngày. Sau Tết, bà con tiến hành tháo nilon che phủ, đồng thời chủ động bón phân hoặc bón tro bếp giữ ấm cho cây mạ.

Lão nông Văn Đình Quế ở xóm Văn Thịnh, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương cho biết: “Vụ này gia đình tôi làm hơn 1 mẫu lúa, thay vì gieo đại trà như trước, năm nay tôi chuyển sang gieo mạ và thuê người cấy, công thuê cấy 400.000 đồng/người/ngày. Gieo mạ để cấy sẽ giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh gây hại. Sau khi cấy xong bà con sử dụng thuốc diệt ốc hại lúa”.

Không chỉ thuê người cấy, bản thân ông Văn Đình Quế cũng trực tiếp xắn tay vào việc đồng áng. Ảnh: Ngọc Linh.

Không chỉ thuê người cấy, bản thân ông Văn Đình Quế cũng trực tiếp xắn tay vào việc đồng áng. Ảnh: Ngọc Linh.

Gia đình anh Nguyễn Doãn Ngũ ở xóm Tân Phong, xã Minh Tiến, huyện Thanh Chương cho hay: “Dịp này thời tiết chuyển biến thất thường, tạo điều kiện cho chuột và ốc phát sinh hại lúa, đòi hỏi nông dân phải bám sát ruộng đồng để kịp thời ứng phó. Năm nay gia đình tôi cấy 8 sào, khoảng 5 ngày sau cấy tôi chủ động phun thuốc cỏ, bón phân, đạm phù hợp để cung cấp đủ dưỡng chất cho lúa phát triển”.

Nét rạng ngời thể hiện rõ trên từng khuôn mặt. Ảnh: Ngọc Linh.

Nét rạng ngời thể hiện rõ trên từng khuôn mặt. Ảnh: Ngọc Linh.

Theo ghi nhận, do lo ngại thời tiết “đỏng đảnh” nên nông dân một số vùng ở Nghệ An xuống giống khá muộn nên sau Tết phải gấp rút đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo kịp thời vụ.

Những ngày này, đội nhóm dịch vụ của anh Bùi Văn Hầu ở xóm 4, xã Minh Tiến, huyện Thanh Chương nhận việc không xuể.  

Lúa mới gieo phát triển khá tốt. Ảnh: Ngọc Linh.

Lúa mới gieo phát triển khá tốt. Ảnh: Ngọc Linh.

“Chúng tôi chuyên nhận làm đất cho bà con, đầu xuân bao giờ khối lượng công việc cũng tăng đột biến, có những ngày bắt đầu từ 4h sáng đến tận đêm khuya, nhóm chúng tôi 3 người có thể đảm đương 4 – 5 mẫu ruộng/ngày. Công việc khá nặng nhọc, vất vả nhưng công cán được trả xứng đáng, bình quân mỗi sào thu về 200.000 đồng. Mình có thu nhập, bà con được việc thành thử ai nấy đều phấn khởi”, anh Hầu bộc bạch.

Những ngày qua nhóm dịch vụ làm đất của anh Bùi Văn Hầu làm không hết việc. Ảnh: Ngọc Linh.

Những ngày qua nhóm dịch vụ làm đất của anh Bùi Văn Hầu làm không hết việc. Ảnh: Ngọc Linh.

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nông dân xứ Nghệ tự tin hướng đến một mùa vụ thắng lợi. Ảnh: Ngọc Linh.

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nông dân xứ Nghệ tự tin hướng đến một mùa vụ thắng lợi. Ảnh: Ngọc Linh.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.