| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 09/01/2013 , 09:18 (GMT+7)

09:18 - 09/01/2013

Quản gà như… hàng hiệu

Tỉnh Bắc Giang vừa quyết định dán tem lên từng… lồng gà để bảo vệ thương hiệu gà đồi Yên Thế của mình khi thị trường tràn ngập gà Trung Quốc nhập lậu.

Tỉnh Bắc Giang vừa quyết định dán tem lên từng… lồng gà để bảo vệ thương hiệu gà đồi Yên Thế của mình khi thị trường tràn ngập gà Trung Quốc nhập lậu.

Việc quản lý chất lượng gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) bằng cách dán tem nhãn như “hàng hiệu” đã được đề cập nhiều từ trước Tết Dương lịch. Ban đầu, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang muốn gắn tem nhãn lên “từng con gà lông” (gà sống) để khẳng định xuất xứ, chất lượng nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết gà Yên Thế thật với gà “giả mạo” thương hiệu Yên Thế và gà nhập lậu từ Trung Quốc.


Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đến khi đưa vào thực hiện thì chủ trương này bộc lộ nhiều yếu tố bất khả thi vì việc gắn tem cho từng con gà chỉ thích hợp với gà đã thịt. Còn gắn tem cho gà sống là không hề đơn giản và tốn kém nhiều nhân lực, thời gian. Hơn nữa, mỗi trang trại gà đều nuôi tới vài nghìn con, thậm chí là cả chục nghìn con. Chỉ tính riêng số gà mà Yên Thế dự kiến cung cấp cho người tiêu dùng ở Thủ đô Hà Nội trong dịp tết Nguyên đán đã lên tới 5 – 6 triệu con. Để giải quyết vấn đề tình thế, các cơ quan chức năng đã chọn biện pháp gắn tem lên xe vận chuyển và lên lồng gà, thay vì việc gắn tem lên từng con gà như ý định ban đầu.

Thực tế, việc tỉnh Bắc Giang ra quyết định gắn tem, dù gắn lên từng con gà, lồng gà hay xe chở gà, đều cho thấy quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi tỉnh mình và đáng được biểu dương. Tuy nhiên, việc làm này có hiệu quả đến đâu lại là điều đáng phải suy nghĩ bởi chủ trương “ở trên” thì hợp lòng dân nhưng quá trình thực hiện “ở dưới” có tốt hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Cứ nhìn từ thực trạng thị trường Việt Nam có tới 8 triệu con gà thải loại Trung Quốc được nhập lậu và tiêu thụ trót lọt trong năm 2012, bất chấp việc các Bộ, ngành có chức năng liên tục “chỉ đạo”, “ra quân”… thì có thể thấy hiệu quả hoạt động của các cơ quan hải quan, quản lý thị trường… đều đang ở mức thấp. Bởi thế, dù rằng gà đồi Yên Thế có được dán tem nhãn đầy đủ trên từng lồng, từng xe chở gà thì người tiêu dùng cũng chẳng mấy yên tâm vì không có gì đảm bảo rằng trong mỗi lồng gà Yên Thế “xịn” lại không bị trà trộn vài con gà Yên Thế “dởm” hay việc các xe chở gà “thật” sẽ cho “quá giang” một số lồng gà “ngoài luồng”. Hơn thế nữa, khi gà về đến các chợ đầu mối, thì các nhãn mác, tem bảo đảm gần như không còn giá trị gì vì các tiểu thương sẽ “xé lẻ” lồng gà để bán cho người tiêu dùng. Khi đó, việc nhận biết gà Yên Thế “thật” hay “dởm” chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào… kinh nghiệm của người tiêu dùng mà thôi.

Thiết nghĩ, việc Bắc Giang quyết liệt bảo vệ thương hiệu gà của tỉnh nhà cũng chỉ mang tính chất cục bộ bởi Việt Nam không chỉ có đặc sản gà Yên Thế mà còn có nhiều giống gà ngon như gà Đông Tảo, gà Hồ, gà mía, gà ác, gà tre... Người chăn nuôi và tiêu dùng ở 64 tỉnh, thành cả nước cũng cần được bảo vệ chứ không riêng gì người chăn nuôi Bắc Giang hay người tiêu dùng Thủ đô. Bởi thế, việc quản lý một loại thực phẩm phổ biến và được người dân sử dụng nhiều như thịt gà cần có quy củ, có hệ thống trên phạm vi cả nước chứ không thể dùng lại ở việc quản lý gà như… hàng hiệu theo cách mà tỉnh Bắc Giang đang đơn thương độc mã tiến hành!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm