| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chặt chẽ đất rừng, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa

Thứ Tư 23/10/2024 , 11:25 (GMT+7)

Đây là các nội dung liên quan chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, thảo luận tại Quốc hội sáng 23/10.

Quốc hội nghe tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Quốc hội.

Quốc hội nghe tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Quốc hội.

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, qua 3 năm thực hiện, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã phát huy hiệu quả tích cực, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương và của cả nước.

Về dự kiến các nội dung điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Bộ trưởng cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các nội dung chủ yếu bao gồm: Điều chỉnh 08 chỉ tiêu sử dụng đất gồm nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh); Không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

Việc tính toán, xác định 08 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các địa phương, trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất nội dung Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau: "Đồng ý chủ trương giao Chính phủ tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Quốc hội thông qua trong năm 2025" và đưa thành một nội dung tại Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày tờ trình. Ảnh: Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày tờ trình. Ảnh: Quốc hội.

Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thiên tai, kết hợp với các tác động tiêu cực từ tình hình biến động kinh tế, chính trị thế giới, dẫn đến việc phát triển các ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn nên việc chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án phát triển một số ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu; việc chuẩn bị đầu tư và bố trí nguồn lực để thực hiện quy hoạch còn hạn chế.

Việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng một số loại đất có sự không đồng đều giữa các địa phương, mặc dù đã được phân bố điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, điều này cũng đã ảnh hưởng tới kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại thời điểm Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhiều quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt.

Do đó, chưa xác định đầy đủ, chính xác nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Sau khi các quy hoạch này được phê duyệt, cần phải điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống các quy hoạch.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, nhất là sau đại dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án quan trọng quốc gia, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng... với quy mô sử dụng đất lớn, làm tăng nhu cầu sử dụng một số loại đất tại các địa phương có dự án so với chỉ tiêu đã được phân bổ.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.