| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 28/03/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 28/03/2017

Quản lý địa bàn giáp ranh, 'biết rồi khổ lắm nói mãi!'

“Địa bàn giáp ranh” là cụm từ theo ý nghĩa địa lý, nó mang nội dung chỉ cái tình huống có một ranh giới chung, liền kề, sát gần nhau. Về ý nghĩa xã hội...

Về ý nghĩa xã hội, quản lý địa bàn, thực tế sinh hoạt, nó phức tạp. Chẳng hạn, chuyện mới đây gây nóng dư luận, đến mức Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo, đôn đốc xác minh, xem xét, kiểm tra, yêu cầu làm rõ, là vụ việc Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh “kêu cứu” vì bị đe dọa.

Khai thác cát ở sông Cầu

Căn nguyên là do lực lượng cát tặc lộng hành, gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng trên những tuyến đường thủy, thuộc địa bàn giáp ranh của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội…

Ở đâu cũng thế, cấp nào cũng thế, từ tỉnh thành phố, quận huyện, xã phường, thì “địa bàn giáp ranh” hay là nguyên nhân để than thở của cán bộ quản lý, công chức, công an. Vì tính chất phức tạp.

Tại sao thế? Câu trả lời có thể nhìn thấy ngay, là bởi nó liên quan đến trách nhiệm quản lý địa bàn, khu vực.

Ở rất nhiều nơi, trong một “cao trào” chiến dịch nào đó, hoặc hàng ngày, khi bị chính quyền, công an phường này bắt và đuổi, cảnh tượng những người bán rau cỏ thịt thà ở một chợ “cóc”, những gánh hàng rong, hay chạy túa sang phường xã giáp ranh liền kề, là rất thường thấy.

Những khu vực nổi cộm, phức tạp về trật tự xã hội như buôn bán ma túy, mại dâm, hay các tệ nạn xã hội khác, rất thường có ở những địa bàn giáp ranh. Những người vi phạm hay chọn chỗ đấy là do họ biết về sự phân chia quản lý theo địa bàn (!?).

Một vụ việc vi phạm pháp luật, gây mất anh ninh trật tự xảy ra, tại địa bàn không thuộc khu vực mình quản lý, thì một chiến sĩ công an mặc sắc phục có quyền trấn áp hoặc bắt giữ quả tang “ngay tại trận” không?

Có chứ? Đến người dân bình thường còn có quyền - dù không quá khuyến khích vì lý do an toàn cho bản thân người dân - thì sao người có chức năng thực thi nhiệm vụ bảo vệ và thực thi pháp luật, lại không? Quan trọng là nếu anh không chỉ quá bám vào lý do là anh không có trách nhiệm quản lý địa bàn khu vực ấy, mà thôi.

Báo cáo của Công an TP Hà Nội thừa nhận, các hoạt động khai thác cát trái phép tài nguyên trên các tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại các địa bàn giáp ranh giữa TP Hà Nội với các tỉnh lân cận, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa và đấu tranh.

Trước tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Công an TP đã tổ chức lễ ký quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, trên lĩnh vực đường thủy nội địa giữa Công an TP Hà Nội với Công an các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Với việc ký kết này, khi phát hiện các vấn đề, tình hình liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản, trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ đê điều, các đơn vị sẽ phối hợp cùng nhau xử lý theo quy định của pháp luật. Mừng là đã có quy chế phối hợp, công tác xử lý sẽ hiệu quả hơn. Nhưng vẫn lo về tâm lý mang tính “trách nhiệm giáp ranh” khi thi hành công vụ trên những địa bàn giáp ranh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm