| Hotline: 0983.970.780

Quản lý dinh dưỡng trên vườn cây thanh long tiết kiệm và hiệu quả

Thứ Sáu 20/05/2022 , 07:02 (GMT+7)

Thanh long vẫn được xem là cây trồng cho hiệu quả kinh tế, được trồng trong cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh là Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Bình Thuận là “thủ phủ” thanh long của cả nước với diện tích lên đến 33.750ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 30.886ha, sản lượng đạt 698.029 tấn, tập trung chủ yếu tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.

Ngoài ra, hiện nay toàn tỉnh Long An có hơn 12.167 ha thanh long, diện tích cho trái khoảng 11.142 ha. Tiếp đến là Tiền Giang phấn đấu đến năm 2025 trồng khoảng 3.600 ha cây thanh long đạt chuẩn GAP; diện tích cho thu hoạch là 7.900 ha, năng suất trung bình trên 30 tấn/ha; sản lượng thanh long đạt trên 235.000 tấn/năm.

Do tính chất đặc trưng của từng vùng đất khác nhau cùng với tập quán canh tác thanh long chuyên canh trong thời gian dài đã làm cho tính chất vật lý và hóa học đất thay đổi theo hướng suy thoái vật lý đất và mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Để quản lý dinh dưỡng đất vườn thanh long chuyên canh trồng tập trung hiệu quả, cần có những đánh giá sát thực về tập quán canh tác, tìm ra nguyên nhân gây ra mất cân bằng dinh dưỡng và có nguy cơ dẫn đến suy thoái đất, từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả và bền vững.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho thanh long của Phân bón Bình Điền giúp thanh long cho năng suất cao, đồng thời cải tạo đất.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho thanh long của Phân bón Bình Điền giúp thanh long cho năng suất cao, đồng thời cải tạo đất.

Một số biện pháp quản lý dinh dưỡng tiết kiệm và hiệu quả

Bón vôi và chất cải tạo đất:

Bón vôi có nhiều tác dụng cùng một lúc cho vườn cây thanh long. Bón vôi vừa cung cấp canxi, một yếu tố trung lượng quan trọng cho cây, đồng thời có vai trò quan trọng trong cải thiện độ pH, tính chất vật lý đất (kết cấu đất) và cân bằng dinh dưỡng đất. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp bón vôi hiện nay trong sản suất thanh long còn gặp nhiều khó khăn như nguồn cung thiếu và không ổn định, lượng bón sử dụng còn cao, khó khăn trong sử dụng.

Một giải pháp có nhiều tiện ích đó là sử dụng phân bón Đầu Trâu cân bằng đất. Loại phân bón này có thành phần chủ yếu là Ca, Mg, Si và các yếu tố vi lượng thiết yếu, nâng cao pH, cung cấp vi lượng thiết yếu và quan trọng là “format” môi trường đất, cân bằng dinh dưỡng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng, từ đó thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây. Lượng sử dụng từ 300 - 500 kg/ha, có hiệu quả cao khi bón lót và bón hàng năm trước mùa mưa.

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ:

Bón hữu cơ cho cây trồng cạn nói chung đã cải thiện được độ phì vật lý đất, giúp giảm dung trọng và tăng tính bền của đất. Từ đó, làm cho đất tơi xốp, giảm sự nén dẽ. Ngoài ra, bón phân hữu cơ còn giúp cho đất duy trì được cấu trúc tốt, đất có cấu trúc tốt sẽ tránh được hiện tượng đóng váng kết cứng bề mặt, nâng cao khả năng giữ nước, giữ các chất dinh dưỡng trong đất, tăng độ thoáng khí, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Đồng thời, bón phân hữu cơ góp phần làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật hảo khí có lợi trong vườn cây, cải thiện độ phì sinh học trong đất.

Tuy nhiên, phân bón hữu cơ như phân trâu bò, heo, gà ủ theo kiểu truyền thống phải sử dụng khối lượng lớn, thường từ 10 - 20 tấn/ha. Hiện nay, nguồn phân hữu cơ chế biến đang là một lợi thế, một giải pháp hữu hiệu trong việc cung cấp hữu cơ cho đất.

Bón phân hữu cơ góp phần làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật hảo khí có lợi trong vườn cây thanh long. Ảnh: NNVN.

Bón phân hữu cơ góp phần làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật hảo khí có lợi trong vườn cây thanh long. Ảnh: NNVN.

Phân bón hữu cơ chế biến trên thị trường khá phong phú, từ phân hữu cơ ngoại nhập đến phân hữu cơ sản suất trong nước. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đang khuyến cáo cho nhà vườn sử dụng phân bón hữu cơ đa dụng Đầu Trâu. Loại phân bón này có hàm lượng hữu cơ cao 48,6%, có N, P, K cân đối cùng với các vi lượng thiết yếu, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời phục hồi sức khỏe và cải thiện độ phì của đất. Lượng bón khuyến cáo từ 500 - 1.000 kg/ha (khoảng 0.5 đến 1kg/trụ).

Trồng cây che phủ đất

Hiện nay, cây phủ đất trong vườn cây ăn trái nói chung và vườn thanh long nói riêng cũng được nông dân quan tâm và áp dụng khá tốt. Cây phủ đất cùng một lúc đem lại nhiều lợi ích cho người làm vườn như cân bằng sinh thái trong vườn cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt trong vườn cây, giảm rửa trôi xói mòn đất và phân bón, giữ ẩm cho vườn cây, tăng thu nhập thêm (nếu có) cho nông dân. Đây cũng là biện pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao cho nông dân.

Bón phân và tưới nước

Ngoài các biện pháp như bón vôi cải tạo đất, tăng cường chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất lý hóa và sinh học đất, kỹ thuật bón phân và quản lý nước cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phân bón và giữ ổn định môi trường đất canh tác theo hướng bền vững, cụ thể: Bón phân theo kết quả phân tích đất; bón kết hợp hữu cơ và vô cơ; bón vùi phân, không bón rải phân trên mặt đất; bón phân qua hệ thống tưới.

Xem thêm
Nông dân Đồng Tháp chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nhãn tiếng Việt

Thay vì sử dụng tràn lan, theo thói quen cũ, nông dân tỉnh Đồng Tháp đã chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về thuốc và sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?