| Hotline: 0983.970.780

Suy thoái đất vườn cây ăn trái và giải pháp phục hồi

Thứ Sáu 13/05/2022 , 07:15 (GMT+7)

Đất vườn cây ăn trái lâu năm sẽ bị suy thoái, nếu không có giải pháp phục hồi thì vườn cây sẽ không đem lại năng suất, chất lượng nông sản không cao.

ĐBSCL là vùng đất thấp dễ bị úng ngập nên phải đào mương lên liếp tạo địa hình cao cho vườn cây ăn trái. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta, địa hình cao cộng với việc thâm canh đã làm cho đất vườn mau suy thoái độ phì nhiêu.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, đất vườn cây ăn trái lâu năm đã có những biểu hiện suy thoái chính như sau: Chất hữu cơ trong đất giảm; đất bị nén dễ; lớp đất mặt và dưỡng chất bị rửa trôi; đất bị chua hóa; đất bị mặn hóa do phân hóa học; nấm bệnh trong đất phát triển nhiều. Do đó, cần có những kỹ thuật canh tác làm chậm tiến trình này, giúp sản xuất cây ăn trái được bền vững, đảm bảo năng suất và chất lượng.

Cỏ vườn có nhiều lợi ích như hạn chế sự rửa trôi lớp đất mặt, cung cấp hữu cơ, hạn chế sự đóng váng trên mặt líp. Ảnh: TL.

Cỏ vườn có nhiều lợi ích như hạn chế sự rửa trôi lớp đất mặt, cung cấp hữu cơ, hạn chế sự đóng váng trên mặt líp. Ảnh: TL.

Bón phân hữu cơ

Bón từ 5 - 10 kg/cây phân hữu cơ “Đầu Trâu Organic Đa Dụng” mỗi năm. Trước khi bón, dùng cuốc răng cào nhẹ mặt đất giúp giữ phân hữu cơ. Nên tưới thêm nấm Trichoderma ĐHCT ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất. Trong trường hợp không có phân hữu cơ Đầu Trâu Organic Đa Dụng, tùy theo nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương có thể tự làm phân hữu cơ để bón cho vườn cây ăn trái. Nếu mua phân hữu cơ ngoài thị trường, nhà nông cần phải biết rõ: Phân được làm từ nguyên liệu gì; công nghệ ủ phân ra sao và phương pháp phối trộn như thế nào để bảo đảm mua được phân có chất lượng tốt.

Quản lý cỏ trong vườn

Cỏ vườn có nhiều lợi ích như hạn chế sự rửa trôi lớp đất mặt, cung cấp hữu cơ, hạn chế sự đóng váng trên mặt líp. Ngoài ra, rễ cỏ còn làm đất thông thoáng vào lúc mưa dầm vì nó là những “bơm sinh học” rút nước giúp tầng đất sâu mau khô ráo. Do đó, không nên tiêu diệt cỏ mà chỉ cắt thấp khi cỏ phát triển quá cao. Một vài loại cỏ thích hợp là Kudzu (cỏ họ đậu, cố định được đạm), Ruzi (cỏ cao sản, chịu rợp có thể sử dụng trong chăn nuôi).

Nuôi dưỡng trùn đất

Trùn đất chỉ thị độ màu mỡ của đất. Trùn đất cày hang giúp đất thông thoáng và xáo trộn chất hữu cơ vào đất vì trùn đất sợ ánh sáng, ban ngày rút xuống sâu, ban đêm lên mặt đất ăn chất hữu cơ. Để trùn đất phát triển mạnh, cần cung cấp thức ăn hữu cơ và cỏ vườn. Nếu đất không còn trùn đất, phải gầy giống lại. Tránh sử dụng những hóa chất nông nghiệp có hại cho trùn đất và bón phân hóa học phải cân đối.

Tưới nhỏ giọt

Áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt để hạn chế lượng nước tưới dư thừa làm giảm sự rửa trôi lớp đất mặt và trực di dưỡng chất. Việc tưới nhỏ giọt còn tiết kiệm lượng nước tưới, giảm nhiên liệu bơm nước, ít tốn công lao động, hạn chế sự phát tán mầm bệnh, giảm thất thoát phân bón và hạn chế sự hình thành thủy cấp treo trong đất.

Cần bón từ 5 - 10 kg/cây phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa Dụng' mỗi năm để vườn cây ăn trái cho năng suất cao.

Cần bón từ 5 - 10 kg/cây phân hữu cơ “Đầu Trâu Organic Đa Dụng” mỗi năm để vườn cây ăn trái cho năng suất cao.

Bón phân cải tạo đất 

Trung bình mỗi năm nên bón 0,5 - 1 kg/cây phân Đầu Trâu Mặn - Phèn hoặc đá vôi nung (CaO) vào đầu mùa mưa, bằng cách rải đều trên mặt liếp. Xới nhẹ cho phân trộn đều vào lớp đất mặt. Nếu bón vôi, cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng: Bột đá vôi (CaCO3) tác dụng chậm, thường từ 2 - 6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá.  Đá vôi nung (CaO) có tác dụng mạnh và nhanh nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước. Vôi tôi (Ca(OH)2) có tác dụng khá nhanh nhưng hay gây ngứa khó chịu.

Bón bùn đáy mương 

Bùn đáy mương chứa nhiều xác bã hữu cơ, dưỡng chất và phù sa có thể sử dụng để bón cho đất vườn cây ăn trái. Bồi bùn đáy mương bằng cách tráng một lớp mỏng dày khoảng 3 - 5 phân đều trên mặt đất vào mùa nắng. Không sử dụng bùn phèn hoặc lấy đất cứng đáy mương vì thường có chứa phèn tiềm tàng.

Mỗi năm nên bón 0,5 - 1 kg/cây phân Đầu Trâu Mặn - Phèn hoặc đá vôi nung (CaO) vào đầu mùa mưa.

Mỗi năm nên bón 0,5 - 1 kg/cây phân Đầu Trâu Mặn - Phèn hoặc đá vôi nung (CaO) vào đầu mùa mưa.

Bón phân hóa học 

Độ phì nhiêu của đất vườn cây bị suy thoái, nhưng nếu chỉ bón hữu cơ thì chưa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Việc bón phân hóa học giúp gia tăng đậu trái, chất lượng trái và khả năng kháng bệnh của cây là việc cần làm. Phải bón phân cân đối, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây như sau:

Sau khi thu hoạch trái bón 0,5 - 2 kg/cây phân Đầu Trâu AT1. Nếu cây sinh trưởng kém có thể bổ sung thêm 0,2 - 0,3 kg/cây phân Đạm Hạt Vàng Đầu Trâu 46A+ để cây mau hồi phục. Trước khi ra hoa, bón 0,5 - 2 kg/cây phân Đầu Trâu AT2 để tăng ra hoa đậu trái.

Sau đậu trái, bón 0,5 - 2 kg/cây phân Đầu Trâu TA3 và bổ sung khoảng 0,2 - 0,3 kg/cây phân Đạm Hạt Vàng Đầu Trâu 46A+ để hạn chế rụng trái non. Khi trái đang phát triển, bón 0,5 - 2 kg/cây phân Đầu Trâu Nuôi Trái để tăng chất lượng trái. Liều lượng bón nhiều ít tùy theo loại cây, tuổi và tình trạng sinh trưởng của cây.

Lưu ý: Phải giữ mực nước trong mương vườn ổn định quanh năm, cách mặt đất tối thiểu 60 cm. Để chủ động, vườn cần trang bị máy bơm để điều tiết nước được nhanh chóng.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm