| Hotline: 0983.970.780

Quản lý giống cây trồng nông nghiệp, tham khảo từ Trung Quốc

Thứ Hai 11/11/2019 , 10:39 (GMT+7)

Do cải cách thể chế và hệ thống thẩm định ở Trung Quốc, số giống tham gia khảo nghiệm tăng nhanh.

Tiêu chí để thẩm định (hay công nhận giống)

(i) Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có hồ sơ chọn tạo; (ii) Có kết quả khảo nghiệm DUS và đảm bảo có tính khác biệt, ổn định và đồng nhất theo quy định; (iii) Có tên phù hợp; (iv) Có kết quả khảo nghiệm ít nhất 2 năm ở vùng sinh thái công nhận và; (v) Có báo cáo kiểm tra trình tự gen (DNA) đảm bảo không trùng lặp 48 cặp gen.

20-36-16_img_7269
Đoàn công tác Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) thăm, khảo sát một số mô hình lúa lai thế hệ mới của Trung Quốc.

Mẫu giống cũng được lưu giữ trong quá trình kinh doanh. Với giống cây lương thực chính (lúa, lúa mỳ, ngô) được phân ra 3 nhóm trong quá trình công nhận: Nhóm năng suất, nhóm bảo vệ môi trường (chống chịu tốt) và nhóm chất lượng.

Tiêu chuẩn để xét thẩm định, thứ nhất là khả năng chống chịu sâu bệnh (có tiêu chuẩn cho từng vùng khác nhau), với bệnh đạo ôn lá điểm chống chịu không lớn hơn 6.5, riêng khu vực sông Trường Giang không lớn hơn 7,0. Đạo ôn cổ bông phải dưới điểm 5 theo thang điểm quốc tế. Chống chịu phải tốt hơn giống đối chứng. Điểm chịu hạn nhỏ hơn 5,0.

Tiêu chí thứ hai, là thời gian sinh trưởng, tùy theo vùng, với lúa tẻ không dài hơn đối chứng 7 ngày. Tiêu chí thứ ba, là tỷ lệ hạt chắc không dưới 70% ở 4 điểm đánh giá, và không chấp nhận mức dưới 65%, không chấp nhận GMO. Tiêu chí thứ tư, là kết quả kiểm tra DNA 2 lần không trùng lặp 48 cặp gen theo quy định.

Tiêu chí thứ năm, là năng suất của giống. Lúa ưu thế lai năng suất phải cao hơn và bằng 3% so đối chứng nếu chất lượng gạo tương tự; trường hợp chất lượng gạo kém hơn năng suất phải vượt trên 5%. Nếu giống có khả năng kháng bệnh chủ yếu tốt, năng suất có thể tương đương và chấp nhận nhỏ hơn 3-5%. Với giống có chất lượng gạo tốt, chấp nhận năng suất thấp hơn nhưng không dưới 10%.

Tiêu chí để xác định giống cây trồng chính của Trung Quốc gồm: (i) Giống có phạm vi phân bổ rộng, giống đó được gieo cấy ở hầu hết các địa phương, (ii) Giống cây trồng đó có trình độ nghiên cứu chọn tạo cao, thay đổi và ra đời các giống mới liên tục; (iii) Giống và sản phẩm của nó có tác động đến an toàn thực phẩm và (iv) Giống có diện tích gieo trồng lớn.

Trường hợp với giống đặc thù thì tác giả tự đưa ra phương án khảo nghiệm, đánh giá và báo cáo cơ quan quản lý, tác giả tự chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của mình.

Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) hiện đang xây dựng các TCVN để làm cơ sở công nhận lưu hành giống cây trồng chính, hy vọng những nội dung của Luật giống Trung Quốc đã trình bày ở trên là cơ sở tham khảo tốt cho việc xây dựng các TCVN về cây lương thực như lúa, ngô...
 

Quản lý giống cây trồng không bắt buộc công nhận

Đối với các giống cây trồng không bắt buộc công nhận, Nhà nước áp dụng hệ thống ghi nhận hồ sơ trước khi phổ biến. Phạm vi ghi nhận hồ sơ phải được kiểm tra chặt chẽ và được xác định dựa trên nguyên tắc bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn tiêu dùng và an toàn sử dụng giống.

Đối với việc ghi nhận này, các đơn vị, cá nhân phải nộp văn bản xin ghi nhận và mẫu giống cho các cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản xin ghi nhận. Văn bản xin ghi nhận phải bao gồm: chủng loại, tên, nguồn gốc, các đặc điểm, quá trình chọn tạo cũng như kết quả khảo nghiệm DUS. Đối với các giống đã được ghi nhận hồ sơ mà gây ra thiệt hại cho người sử dụng giống hay những người liên quan thì phải đền bù theo luật định.

Về các loại cây trồng không bắt buộc công nhận ở Việt Nam, hiện chúng ta đang thả nổi và quản lý khá lỏng lẻo. Các loại rau là một ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cứ việc nhập và bán các giống rau, không có hồ sơ ghi nhận và tranh chấp cũng thường xuyên xảy ra, khi bị thiệt hại do giống rất khó xử lý và nông dân là người gánh chịu (trường hợp cà chua, ớt,... đã từng bị ở Hải Dương, Ninh Bình, Đồng Nai...), thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng kinh nghiệm này của Trung Quốc. 
 

Luật giống đã tác động như thế nào ở Trung Quốc?

Do cải cách thể chế và hệ thống thẩm định ở nước này, số giống tham gia khảo nghiệm tăng nhanh. Năm 2018, tổng số giống lúa nước thử nghiệm vùng cấp quốc gia, cấp tỉnh là 2.738, tăng 3,3 lần so với năm 2015. Tổng số giống ngô tăng từ 1,328 giống năm 2015 lên 3,570 giống năm 2018, tăng 2,6 lần. Giống lúa và ngô được thẩm định công nhận giai đoạn 2016-2018 trên toàn lãnh thổ Trung Quốc là 1.473 giống, tăng 2,2 lần so với giai đoạn 2011-2015.

Năng suất, chất lượng và tính chống chịu với lúa tẻ được cải thiện rõ rệt và tăng lên nhanh chóng (bảng sau)

Năm

Số giống

Bình quân năng suất/666.7 m2

Tăng năng suất (%)

Tỷ lệ giống gạo ngon theo tiêu chuẩn (%)

Giống kháng bệnh(%)

Giống cao sản (%)

2003-2005

126

518.6

24.9

12.2

45.2

2006-2010

189

546.3

5.3

31.5

8.2

61.9

2011-2015

168

574.3

10.7

34.5

6.3

39.0

2016-2018

470

616.5

18.9

56.8

16.2

17.7

Trung Quốc đã và đang triển khai nghiên cứu lúa ưu thế lai thế hệ thứ 3 với tiềm năng năng suất lên tới 18 tấn/ha/vụ, giống lúa chịu mặn đã bước đầu thử nghiệm các giống có khả năng siêu chịu mặn (tưới bằng nước biển).

(Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam)

  • Tags:
Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Trường Sơn Bio tái tạo nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

ĐBSCL Mục tiêu của TSBIO giúp tái sinh nền đất, cải tạo môi trường nông nghiệp, sản sinh ra các sản phâm nông nghiệp hữu cơ, không còn tồn dư của các loại thuốc BVTV.

Bình luận mới nhất