| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm thỏa thuận ERPA

Thứ Tư 09/04/2025 , 07:52 (GMT+7)

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chỉ đạo ngành chuyên môn, địa phương, chủ rừng hoàn thiện các yêu cầu để chuẩn bị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm thỏa thuận ERPA.

Quyết liệt chi trả

Nghị định thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Theo Nghị định này, cùng với Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh được phân bổ 156 tỷ đồng để chi trả cho các chủ rừng trên địa bàn.

Hà Tĩnh được phân bổ 156 tỷ đồng từ thỏa thuận ERPA để chi trả cho các chủ rừng trên địa bàn. Ảnh: Thanh Nga.

Hà Tĩnh được phân bổ 156 tỷ đồng từ thỏa thuận ERPA để chi trả cho các chủ rừng trên địa bàn. Ảnh: Thanh Nga.

Để đẩy nhanh tiến độ chi trả diện tích rừng tự nhiên được duyệt theo kế hoạch tài chính năm 2023 (hơn 201.700 ha) và 2024 (hơn 199.100 ha), thời gian qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) Hà Tĩnh đã lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch tài chính các năm trình UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT), Chi cục Kiểm lâm ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức tập huấn, hướng dẫn chủ rừng, các đối tượng có liên quan thực hiện chính sách.

“Đến hết tháng 3/2025, kết quả giải ngân nguồn năm 2023 đạt hơn 18 tỷ đồng; nguồn năm 2024 đạt 9,6 tỷ đồng. Đối với kế hoạch chi trả nguồn 2025, hiện nay Quỹ BV&PTR tỉnh đã có văn bản đề nghị các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị chủ rừng là tổ chức rà soát, báo cáo số liệu diện tích rừng tự nhiên phục vụ lập kế hoạch tài chính ERPA năm 2025”, đại diện lãnh đạo Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh thông tin.

Thực hiện đạo của Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở NN-MT chủ trì phối hợp các sở ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm thỏa thuận ERPA trên tinh thần kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải ngân hết nguồn vốn phân bổ theo quy định.

Một cán bộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn cho biết, đơn vị đang rà soát lại số liệu, đánh giá kết quả thực hiện giải ngân tại đơn vị để báo cáo Sở NN-MT tổng hợp phục vụ kế hoạch tổng kết, đánh giá toàn tỉnh.

Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn là chủ rừng quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên lớn, với hơn 19.000 ha. Quá trình thực hiện giải ngân nguồn ERPA, đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng trong việc xây dựng kế hoạch, lập dự toán, thiết kế biện pháp lâm sinh (làm giàu rừng) trình UBND tỉnh phê duyệt.

“Theo kế hoạch tài chính được duyệt, năm 2023 chúng tôi được chi trả 3,4 tỷ đồng; năm 2024 chi trả hơn 4,4 tỷ đồng cho toàn bộ diện tích rừng tự nhiên đang quản lý. Đến nay công tác giải ngân chủ yếu phục vụ tuyên truyền, mua sắm thiết bị phục vụ công tác quản lý rừng.

Riêng chi cho biện pháp lâm sinh, công ty sẽ nhanh chóng thực hiện theo văn bản đôn đốc số 760, ngày 3/4/2025 của Sở NN-MT. Nếu thuận lợi, việc giải ngân nguồn năm 2023, 2024 sẽ kết thúc theo đúng quy định”, vị lãnh đạo nói.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, chính sách chi trả giảm phát thải ERPA là nội dung mới, các hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện còn hạn chế nên trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn tương lai thì tiềm năng từ chính sách này rất lớn.

Nguồn ERPA đã, đang và sẽ góp phần bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên tại Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung. Ảnh: Thanh Nga.

Nguồn ERPA đã, đang và sẽ góp phần bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên tại Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung. Ảnh: Thanh Nga.

Theo đó, ERPA đã, đang và sẽ góp phần giảm thiểu tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn. Tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp các hộ gia đình đầu tư sinh kế, bảo vệ rừng tốt hơn; còn các cộng đồng dân cư, có nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, đường điện chiếu sáng, tu sửa loa truyền thanh thôn, mua dụng cụ phòng chống cháy rừng, lắp đặt biển bảng tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng… qua đó, hoàn thành nhiều chỉ tiêu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Riêng chủ rừng là tổ chức, nguồn chi trả ERPA chính là “trợ lực” cùng với ngân sách nhà nước bảo vệ rừng, nâng cao giá trị kinh tế, độ che phủ rừng trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Gỡ khó thực hiện các biện pháp lâm sinh

Thời gian thực hiện thỏa thuận ERPA không còn nhiều, để đẩy nhanh tiến độ chi trả theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ; Giám đốc Sở NN-MT Hà Tĩnh vừa giao các Ban quản lý rừng phòng hộ: Hương Khê, Ngàn Phố, Hồng Lĩnh, Nam Hà Tĩnh; BQL Khu BTTN Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ Quang khẩn trương điều tra, khảo sát, xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo thời gian triển khai thực hiện các biện pháp lâm sinh được quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN-PTNT (nay là Bộ NN-MT), quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT BNNPTNT; Hướng dẫn của Cục Lâm nghiệp tại các Văn bản số 2118/LN QBVPTR ngày 19/12/2024, số 61/LN-QBVPTR ngày 13/01/2025 và các quy định liên quan.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có tổng diện tích rừng gần 305.000 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng hơn 74.000 ha; rừng phòng hộ trên 110.300 ha và rừng sản xuất hơn 130.600 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chưa thành rừng gần 45.000 ha.

“Quá trình triển khai cần khảo sát kỹ hiện trường rừng, lập thiết kế, dự toán, ưu tiên cho thực hiện biện pháp về làm giàu rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng, lựa chọn trồng bổ sung các loại cây trồng bản địa (lim xanh, giổi xanh, sao đen, vàng tâm, sến, táu, đinh hương, trắc, sưa,…), kết hợp với cây đa mục tiêu, có giá trị kinh tế như cây dó bầu/dó trầm. Việc trồng bổ sung làm giàu rừng tự nhiên (năm thứ nhất) hoàn thành chậm nhất năm 2026 (theo khoản 11, Điều 17 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP), những năm tiếp theo thực hiện chăm sóc, bảo vệ rừng để đảm bảo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của biện pháp lâm sinh, phát huy hiệu quả đầu tư”, văn bản Sở NN-MT Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Các đơn vị trên đồng thời căn cứ vào kế hoạch tài chính hàng năm đã được phê duyệt, tập trung triển khai nhiệm vụ, quản lý, sử dụng, giải ngân theo đúng chế độ quy định; lập, trình thẩm định, phê duyệt quyết toán theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ.

Sở NN-MT Hà Tĩnh vừa có văn bản đôn đốc các chủ rừng, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ chi trả nguồn ERPA theo Nghị định 107 năm 2022 của Chính phủ. Ảnh: Thanh Nga.

Sở NN-MT Hà Tĩnh vừa có văn bản đôn đốc các chủ rừng, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ chi trả nguồn ERPA theo Nghị định 107 năm 2022 của Chính phủ. Ảnh: Thanh Nga.

Riêng Chi cục Kiểm lâm, Sở NN-MT Hà Tĩnh giao chủ trì, phối hợp với phòng Kế hoạch và Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, tham mưu thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán thực hiện biện pháp lâm sinh đối với nguồn thu ERPA của các chủ rừng theo thời gian (chu kỳ) triển khai thực hiện biện pháp lâm sinh được quy định tại Thông tư số 29, Thông tư số 17, Nghị định số 58 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.

Lưu ý, nguồn vốn ERPA khi thực hiện thẩm định biện pháp làm giàu rừng tự nhiên tương ứng với thời gian triển khai nội dung trồng bổ sung làm giàu rừng tự nhiên (năm thứ nhất) hoàn thành năm 2026 và những năm tiếp theo dành cho công tác chăm sóc, bảo vệ rừng.

Như vậy, trên tinh thần chỉ đạo rốt ráo của tỉnh Hà Tĩnh, hướng dẫn chi tiết của Sở NN-MT, các vướng mắc trong chi trả thực hiện biện pháp lâp sinh cơ bản được tháo gỡ. Tin rằng, hoạt động chi trả thí điểm nguồn ERPA tại Hà Tĩnh sẽ triển khai đúng mục đích, đúng đối tượng và đảm bảo thời gian theo quy định.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.