| Hotline: 0983.970.780

Thuế đối ứng của Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện thương mại tôm toàn cầu?

Thứ Tư 09/04/2025 , 14:53 (GMT+7)

Chính sách thương mại mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự báo sẽ tác động mạnh đến thương mại tôm toàn cầu cả trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn.

Tôm Việt "gánh" nhiều loại thuế

Vào lúc 11h01 ngày 9/4 giờ Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực, trong đó bao gồm cả mức thuế 46% với Việt Nam. Bên cạnh Việt Nam, 85 quốc gia khác cũng đối mặt với thuế đối ứng cao hơn trong ngày hôm nay.

Với mức chênh lệch thuế quá lớn, thủy sản Việt Nam nói chung, tôm nói riêng - một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tỷ đô sang Mỹ trong năm 2024, gần như không thể cạnh tranh, đặc biệt khi Ecuador chỉ chịu thuế 10%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ khó cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Ảnh: Hồng Thắm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ khó cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Ảnh: Hồng Thắm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất và truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ dao động từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD, năm 2021 đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Và hiện có khoảng 230 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Thuế suất 46% khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh, trong khi người tiêu dùng dù muốn chia sẻ cũng không “kham” nổi.

Trước đó, doanh nghiệp chỉ dự đoán mức thuế có thể khoảng 10%, nhưng con số thực tế lại cao gấp nhiều lần. Nếu không có giải pháp từ Chính phủ hoặc đàm phán để điều chỉnh mức thuế, việc rút khỏi thị trường Mỹ không còn là viễn cảnh.

Một mối lo khác là nếu Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng thay vì ngày xuất hàng, những lô hàng đã rời Việt Nam trước ngày 5/4 nhưng chưa đến Mỹ vẫn có thể bị áp thuế mới, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo tính toán, một lô hàng trị giá 5 triệu USD có thể bị mất hơn 2 triệu USD nếu chịu thuế 46%, đẩy doanh nghiệp vào thế khó chồng chất.

Không chỉ đối mặt với thuế nhập khẩu mới, xuất khẩu tôm Việt Nam còn đang chịu sức ép từ 2 vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) tại Mỹ.

Cục diện thương mại tôm toàn cầu sẽ thay đổi ra sao?

Theo Shrimpinsights, mặc dù còn quá sớm để đưa ra dự đoán chắc chắn, nhưng chính sách thương mại mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng sẽ có tác động đáng kể trong ngắn hạn và có khả năng ảnh hưởng sâu rộng trong trung và dài hạn đối với dòng chảy thương mại tôm toàn cầu.

Ecuador và một số quốc gia sản xuất nhỏ hơn như Argentina, Honduras, Mexico, Guatemala, Peru và Saudi Arabia sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với hầu hết các quốc gia châu Á. Họ có thể tận dụng cơ hội để gia tăng thị phần.

Ecuador và một số quốc gia sản xuất tôm nhỏ hơn như Argentina, Honduras, Mexico, Guatemala, Peru và Saudi Arabia sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với hầu hết các quốc gia châu Á. Ảnh: Ma. Fernanda Vílches.

Ecuador và một số quốc gia sản xuất tôm nhỏ hơn như Argentina, Honduras, Mexico, Guatemala, Peru và Saudi Arabia sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với hầu hết các quốc gia châu Á. Ảnh: Ma. Fernanda Vílches.

Ecuador và các nhà sản xuất Mỹ Latinh khác sẽ đẩy mạnh năng lực sản xuất các sản phẩm tôm bóc vỏ và gia tăng giá trị - những mặt hàng đang có nhu cầu cao tại thị trường Mỹ. Động thái này diễn ra đúng thời điểm khi nhu cầu từ Trung Quốc đang có nhiều bất ổn. Việc mở rộng thị trường tại Mỹ có thể giúp Ecuador giảm rủi ro.

Trong số các quốc gia châu Á, Ấn Độ dù bị áp mức thuế 26% nhưng ngành tôm nước này vẫn có lợi thế tương đối so với các nhà cung cấp lớn khác như Indonesia (32%), Thái Lan (36%) và Việt Nam. Ấn Độ có thể hướng đến các phân khúc sản phẩm mà các nhà sản xuất Mỹ Latinh chưa sẵn sàng cung cấp.

Dù cổ phiếu các công ty tôm niêm yết tại Ấn Độ giảm mạnh chỉ sau một đêm, ngành tôm Ấn Độ vốn đã chứng minh được khả năng chống chịu trước biến động. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ có khả năng giữ vững thị phần đối với các mặt hàng mà các nhà cung cấp Mỹ Latinh chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ tăng cường mối quan hệ với các nhà bán lẻ Mỹ, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang EU và các thị trường khác với các sản phẩm tôm bóc vỏ, chế biến. Ấn Độ cũng có thể đa dạng hóa sang các loài thủy sản khác và phát triển chuỗi giá trị trong nuôi, chế biến và xuất khẩu.

Các nhà sản xuất tại Indonesia và Việt Nam đang ở vị thế khó khăn nhất do chi phí sản xuất cao, mức thuế của Mỹ cao và sự cạnh tranh khốc liệt từ Ecuador và Ấn Độ tại các thị trường khác. Việc phát triển thị trường nội địa sẽ mất thời gian và cạnh tranh ở các thị trường khác cũng không dễ dàng.

Các nhà cung cấp nhỏ hơn như Bangladesh và Sri Lanka bị ảnh hưởng nặng nề hơn và có thể sẽ rất khó tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.

Về phía Mỹ, các hộ nuôi tôm và ngư dân trong nước có thể tăng sản lượng và thị phần nhờ lợi thế cạnh tranh mới. Tuy nhiên, họ khó có thể thay thế phần lớn nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường vì còn nhiều hạn chế trong sản xuất, không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố giá thành.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.