| Hotline: 0983.970.780

Quản lý tổng hợp bệnh lùn sọc đen

Thứ Tư 23/03/2011 , 10:17 (GMT+7)

Việc áp dụng qui trình phòng trừ tổng hợp bệnh lùn sọc đen hại lúa bao gồm nhiều khâu từ vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất, xử lý hạt giống...

Chi cục BVTV Nghệ An vừa tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả bước đầu việc thực hiện dự án “Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa tại Nghệ An" để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình quản lý tổng hợp nhằm giúp nông dân và các địa phương trong tỉnh phòng trừ có kết quả loại bệnh nguy hiểm này.

Thạc sỹ Trịnh Thạch Lam, chủ nhiệm dự án cho biết: Tuy mới thực hiện được 1 năm và các tác giả đề tài đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện qui trình nhưng các kết quả bước đầu rất khả quan, được các cơ quan khoa học và quản lý địa phương đánh giá cao, nhiều hộ nông dân tin tưởng làm theo cho kết quả rất tốt. Mô hình được triển khai trên qui mô 25ha tại các xã Hồng Thành, huyện Yên Thành (15ha), xã Long Sơn, huyện Anh Sơn (10ha) cho các vụ lúa xuân và lúa mùa năm 2010.

Việc áp dụng qui trình phòng trừ tổng hợp bệnh lùn sọc đen hại lúa bao gồm nhiều khâu từ vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất, xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312,5 FS, phun phòng trừ rầy lưng trắng, tiêu hủy cây bệnh, bón phân cân đối, đúng lúc, làm cỏ sục bùn, điều tiết nước tưới hợp lý … đã góp phần khống chế được sự lây lan và gây hại của bệnh đồng thời góp phần làm gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa thông qua việc tăng năng suất, giảm lượng lúa giống, phân đạm và thuốc BVTV không cần thiết. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng từ 2,745 đến 4,085 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng. Quy trình dễ làm, cho hiệu quả cao.

NNVN giới thiệu tóm tắt qui trình để bà con nông dân và các địa phương tham khảo, áp dụng:

 

 

 

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 58 ra ngày 23/3/2011)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất