| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Trồng nhang lãi 38 triệu đồng/ha

Thứ Tư 22/05/2019 , 08:48 (GMT+7)

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị SX, những năm trở lại đây, nhiều hội viên phụ nữ ở xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã mạnh dạn trồng cây nhang nguyên liệu, bước đầu cho năng suất cao và mang lại thu nhập ổn định.

Chăm sóc cây nhang nguyên liệu

Cụ thể năm 2017, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Lệ Thủy phối hợp với Phòng LĐ,TB- XH huyện triển khai mô hình trồng cây nhang nguyên liệu cho 20 hộ là hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn của 03 thôn Minh Tiến, Nam Thái và Thái Sơn xã Thái Thủy tham gia, với diện tích trên 40.000 m2, mỗi hộ trồng 4 sào.

Cây nhang dễ trồng và chăm sóc, khả năng chống chịu tốt với khô hạn tại các vùng gò đồi như xã Thái Thủy, cung cấp nguyên liệu cho nghề làm hương.

Với giá thị trường hiện nay, mỗi kg cây nhang khoảng 8.000 đồng, sau 2 năm trồng đến thời điểm thu hoạch trừ mọi chi phí như giống, phân bón, công... thu được tổng trị giá khoảng 38 triệu đồng/ha.

Theo chị Nguyễn Thị Diệp, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Thái Thủy, trồng cây nhang nguyên liệu không đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật trồng cũng không khó, nhưng phải chịu khó, siêng năng từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu xử lý, tưới nước, chăm sóc.

Với hiệu quả bước đầu mà cây nhang mang lại, mô hình sẽ nhân rộng trên địa bàn huyện, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.