| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình từng bước gượng dậy sau bão

Thứ Ba 19/09/2017 , 08:01 (GMT+7)

Bão tan, hàng ngàn người dân Quảng Bình đã tay rựa, tay chổi, tràn ra các đường thôn, ngõ xóm, đường phố… để dọn dẹp cây cối bị gãy đổ, quét dọn vệ sinh sạch sẽ.

Phải có điện trước

Bão số 10 đi qua, ngành Điện lực chịu ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng. Ông Thái Hồng Quân - Giám đốc Cty Điện lực Quảng Bình cho biết: Sau bão, gần 2.000 cột điện cao áp và hạ áp bị gãy, đổ; hơn 100 km dây dẫn và 5.425 hòm công tơ bị hỏng…

15-08-06_nnvn__1-_cong_nhn_cty_dien_luc
Công nhân Cty Điện lực Quảng Bình khắc phục hậu quả

Ngay sau khi bão đi qua, hàng ngàn lượt công nhân ngành điện đã được huy động sửa chữa, khắc phục hậu quả. Tổng Cty Điện lực miền Trung đã điều động lực lượng xung kích 121 thợ điện trình độ cao của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, 9 xe cẩu tải, 5 xe nâng, 10 xe chở cán bộ, công nhân cùng vật tư hỗ trợ tỉnh Quảng Bình khắc phục nhanh chóng sự cố điện. Cty Điện lực Quảng Bình cũng đã huy động trên 500 lao động cùng tất cả trang thiết bị ra hiện trường.

Sau bão, gần như toàn bộ tỉnh Quảng Bình mất điện. Đến chiều ngày 18/9, tại Quảng Bình đã khôi phục được 37/60 xuất tuyến; hơn 60% tổng số xã, phường, thị trấn đã có điện sinh hoạt trở lại.
 

Sớm đưa con em trở lại trường

Về tâm bão Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Trường Mầm non của xã gồm 16 phòng học không còn phòng nào nguyên vẹn. Mái tôn và ngói bị cuốn bay, trần nhà miếng thì rụng, miếng còn treo lơ lửng chực rơi xuống. Trong phòng học, bàn ghế, tủ giường và đồ chơi của các cháu bị vỡ nát. Tất cả đều ướt nhẹp do mưa bão…

15-08-06_nnvn__3-_nguou_dn_lop
Người dân lợp lại nhà bị bão tốc mái

Ngay sau bão, các cô giáo phối hợp với phụ huynh, bộ đội thu dọn, vệ sinh trường lớp. Cô giáo Phạm Thị Thanh Huệ, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Chúng tôi sẽ bằng mọi cách lợp lại mái phòng học để các cháu trở lại trường”.

Ông Định Quý Nhân - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm đưa học sinh trở lại trường. Ngành GD-ĐT cũng lưu ý, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, khi các trường đã tu sửa, dọn dẹp xong mới gọi học sinh đến lớp. “Khi trường đã thật sự an toàn thì mới cho học sinh học. Nếu có chậm chương trình sẽ bố trí, tổ chức học bù vào các ngày thứ 7, chủ nhật hằng tuần”, ông Nhân nhấn mạnh.
 

Thiệt hại gần 8.000 tỷ đồng

Theo số liệu của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Quảng Bình, đến chiều 18/9, toàn tỉnh có 2 người chết; 180 người bị thương.

15-08-06_nnvn__2-_don_vien_thnh_nien
Đoàn viên thanh niên thu dọn vệ sinh môi trường

Bão cũng đã làm hơn 243 nhà dân bị hư hỏng hoàn toàn; trên 95.000 nhà bị tốc mái và thiệt hại nặng; gần 6.000 nhà bị ngập lụt; trên 500 điểm trường bị hư hại và 500 phòng học bị hư hỏng nặng. Trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, toàn tỉnh có gần 20.00 ha hoa màu bị hư hỏng; gần 17.000 ha cây trồng lâu năm, 6.600ha cao su và gần 10.000 cây xanh bị gãy đổ. Có trên 345.000 con gia súc, gia cầm chết và bị cuốn trôi. Về thủy sản, có hơn 4.300ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 129 phương tiện khai thác thủy, hải sản bị hư hỏng, 8 tàu, thuyền đánh cá bị chìm. Lĩnh vực giao thông, y tế, điện lực… cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Tổng thiệt hại ước tính gần 8.000 tỷ đồng.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.