| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh chú trọng chỉ đạo trước và sau bão

Thứ Ba 01/10/2019 , 09:11 (GMT+7)

Ngay từ đầu mùa mưa bão hằng năm, tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch và các phương án cụ thể về phòng, tránh, ứng phó với thiên tai, triển khai đồng bộ tới các cấp.

09-01-40_imgl5917
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phương án phòng, chống bão số 3.

Trên cơ sở chỉ đạo chung, các đơn vị, ngành chức năng phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

Thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Quảng Ninh từ tỉnh đến địa phương rất quyết liệt, sát thực tế, công tác ứng phó, thông tin, tuyên truyền, cảnh báo được triển khai nhanh, nghiêm túc, kịp thời. Từ đó đã góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo ổn định cuộc sống, sản xuất của nhân dân tại các vùng ảnh hưởng.

Theo báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Ninh, thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội an toàn hơn trước thiên tai, mùa mưa bão năm 2019 công tác PCTT, TKCN được triển khai đồng bộ, bài bản, huy động được sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và nhân dân.

Tính đến tháng 9/2019, Quảng Ninh trực tiếp nằm trong vùng di chuyển của 2 cơn bão lớn, và chịu ảnh hưởng của 1 cơn bão gây mưa cục bộ, một số điểm bị ngập lụt. Bão cũng phá  hỏng một số công trình giao thông, thủy lợi tại TP Móng Cái và các huyện Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ…

Theo ông Đoàn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Ninh, ảnh hưởng của cơn bão năm 2015, mưa liên tục trên địa bàn dẫn đến trận lũ lịch sử. Ngay sau đó, cấc cấp liên ngành đã thẳng thắn nhìn nhận về tồn tại, hạn chế trong việc triển khai công tác PCTT-TKCN. Điển hình là khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, năng lực ứng phó của lực lượng PCTT với một số tình huống còn bất cập, lúng túng.

“Việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế trong dự báo, theo dõi, giám sát, phân tích tính toán, cảnh báo. Thêm vào đó, nguồn lực cho PCTT còn phân tán, công tác tổ chức tập huấn, diễn tập chưa được thường xuyên. Triển khai phương châm "4 tại chỗ” có nơi đôi lúc còn thụ động, trông chờ chỉ đạo”, ông Phương cho hay.

Cũng theo ông Phương, từ giai đoạn 2015 đến nay, mặc dù số lượng bão đổ bộ vào đất liền có xu hướng giảm, nhưng hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường, thời tiết bất thường lại có xu hướng gia tăng, cường độ bão cũng dần mạnh lên. Đáng nói, đội ngũ cán bộ làm công tác PCTT ở các xã, phường còn kiêm nhiệm, nguồn lực mỏng, chưa qua đào tạo, việc xây dựng phương án PCTT ở một số địa phương còn chưa bám sát thực tế, chưa xác định được kịch bản phù hợp ứng phó với các tình huống theo phương châm "4 tại chỗ”.

09-01-40_20150805214846-dn
Cán bộ y tế hướng dẫn nhân dân phòng bệnh sau bão.

Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong tâm và yêu cầu các địa phương, đơn vị huy động mọi nguồn lực để đầu tư các dự án, công trình trọng điểm về PCTT, bảo vệ dân cư ổn định sản xuất. Đồng thời, tiếp tục xác định rõ các dự án di dân, bố trí sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh. Riêng Tập đoàn Than khoáng sản cần dành sự quan tâm hơn nữa đến công tác xử lý sạt lở tại các bãi thải gần khu dân cư, chỉ đạo các đơn vị thành viên đẩy nhanh các dự án hoàn nguyên môi trường.

Để tập trung phòng chống dịch sau lũ, bão, UBND tỉnh cũng đã nhanh chóng chỉ đạo ngành y tế địa phương tập trung xử lý nguồn nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường. Nguy cơ lớn nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và bệnh đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp cấp...

"Trước đây nhiều địa phương có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao nhất do ngập lụt lâu ngày trên diện rộng, một số nơi vẫn chưa có nước sạch. Tuy nhiên đến nay công tác khắc phục, phòng chống đã được thực hiện có hiệu quả, sau 3 cơn bão xảy ra chưa phát hiện trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa", ông Phạm Đình Ngọc, Trường phòng TT-TKCN (Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Quảng Ninh) cho biết.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.