| Hotline: 0983.970.780

Bất cập phòng chống thiên tai trên đất Cảng

Thứ Ba 24/09/2019 , 08:44 (GMT+7)

Hàng năm, Hải Phòng chịu ảnh hưởng của 3 đến 5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trong đó có 1 đến 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp… gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy địa phương đã có nhiều nỗ lực, cơ bản bảo đảm an toàn trong những mùa mưa bão nhưng bên cạnh đó còn nhiều bất cập.

09-22-00_1
Hệ thống đê biển Đồ Sơn tan tác sau bão.

Ông Nguyễn Bá Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống thiên tai Hải Phòng cho biết: “Hệ thống đê điều của địa phương gồm 24 tuyến đê với tổng chiều dài 416km, có 93km kè các loại và 383 cống dưới đê. Hệ thống đê được thiết kế đảm bảo an toàn với bão cấp 10”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hàng loạt tuyến đê biển dần xuống cấp, cần xây mới... Hệ thống đê điều chỉ đảm bảo an toàn ở bão cấp 10, nếu gặp triều cường sẽ gây mất an toàn… Vả lại, việc đầu tư sửa chữa, tu bổ cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu.

Cụ thể, thống kê của Chi cục cho thấy, đê ổn định đảm bảo an toàn chỉ chiếm 76,51%, đê kém ổn định chưa đảm bảo an toàn chiếm tới 21,13%, đê xung yếu chiếm 2,36%. Đối với kè bảo vệ đê, có tới 28km kè kém ổn định chưa đảm bảo an toàn (chiếm 29,8%), kè xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao (chiếm 4,73%), có 126 cống kém an toàn (chiếm 32,9%), 62 cống xung yếu (chiếm 16,19%). Tại khu vực phía Nam huyện Tiên Lãng còn 22km tuyến đê biển chưa được đầu tư xây dựng.

Để khắc phục, đảm bảo an toàn dân sinh trong mùa mưa lũ và phát triển kinh tế chung của thành phố, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã nỗ lực chỉ đạo các địa phương và các công ty khai thác công trình thủy lợi tích cực thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp, tu bổ đê điều, nạo vét kênh mương thủy lợi, tập trung vào những công trình đang xuống cấp ở một số huyện.

Đơn cử như năm 2019, sau khi được Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng từ nguồn vốn xử lý cấp bách sự cố đê điều, TP đã xử lý khẩn cấp sự cố cống Bích Động tại Km12+364 đê hữu Thái Bình, huyện Vĩnh Bảo, xử lý cấp bách sự cố sạt lở kè Cổ Am - đê Tả Hóa, huyện Vĩnh Bảo và kè Vụng Hạ - đê hữu Lạch Tray, huyện An Lão.

Tuy vậy, đến nay, khi mùa mưa lũ đã sắp qua, mới 1 dự án hoàn thành, còn công trình xử lý cấp bác sự cố sạt lở kè Cổ Am để tả Hóa và kè Vụng Hạ, đê hữu Lạch Tray mới ở giai đoạn hoàn thiện các thủ tục để triển khai thi công công trình.

Những năm gần đây nguồn vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới đê điều mà Chi cục sử dụng đến từ 2 nguồn chính là trung ương và TP. Nhưng kinh phí rất “nhỏ giọt”. Lý giải điều này, lãnh đạo Chi cục cho biết, gần như toàn bộ tuyến đê sông tại Hải Phòng được đắp bằng đất. Nếu tính trong 1 năm, tuyến đê này bị bào mòn 1cm, thì số tiền đắp lại đã lên đến cả chục tỷ đồng.

Mới đây, sau khi nhận được thông báo của Bộ NN-PTNT về việc nghị kiểm tra, rà soát các vị trí đê điều xung yếu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án cần gia cố cấp bách, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã có báo cáo gửi UBND TP. Theo đó, Sở đã đề nghị danh mục ưu tiên các công trình, dự án gia cố cấp bách gồm: Tu bổ nâng cấp đê hữu Lộc từ Km41+300 - Km46+000; Tu bổ nâng cấp đê tả Hóa từ Km8+000 - Km15 + 000 và xây dựng mới 15 cống xung yếu dưới một số tuyến đê. Theo đề xuất, tổng chi phí đầu tư dự kiến đã lên tới 285 tỷ đồng, nhưng đến nay, Hải Phòng vẫn đang chờ đợi.

Một bất cập nữa là hệ thống tổ chức chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp tại địa phương đều hoạt động kiêm nhiệm nên hầu hết công việc tập trung vào Văn phòng thường trực khiến công việc thêm quá tải, nhất là vào các giai đoạn ảnh hưởng của thiên tai kéo dài. Bộ máy Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, xã không được biên chế chuyên trách nên còn hạn chế trong trực ban, tham mưu, thực hiện chế độ báo cáo.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.