| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp cao, hữu cơ

Chủ Nhật 14/02/2021 , 11:30 (GMT+7)

Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho người dân là mục tiêu đang được ngành nông nghiệp Quảng Trị triển khai thực hiện.

Lúa hữu cơ trên cánh đồng Quảng Trị. CĐ.

Lúa hữu cơ trên cánh đồng Quảng Trị. CĐ.

Tính đến nay toàn tỉnh Quảng Trị đã có 700 ha sản xuất theo hướng hữu cơ gồm: 400 ha lúa; 170 ha hồ tiêu hữu cơ, trong đó có hơn 100 ha được cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam, Mỹ và EU; gần 100 ha cây ăn quả đặc sản và dược liệu (Thanh Long, Cam, Bưởi, Chè vằng, Cà gai leo, Sâm bố chính…); 20 ha cà phê hữu cơ sinh thái…

Tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu cho một số sản phẩm như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, gạo canh tác tự nhiên Triệu Phong; Cam K4 hữu cơ Hải Phú; Gạo hữu cơ Hải Lăng; dầu lạc hữu cơ SuperGreen...

Quy trình hữu cơ, canh tác tự nhiên, thân thiện với môi trường cũng được ứng dụng trong chăn nuôi lợn, gia cầm, tạo nên những sản phẩm có chất lượng tốt, giá bán cao hơn sản phẩm thông thường từ 30-50%.

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai trên thực tế và đạt hiệu tích cực. Điển hình là hợp tác với Tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao trồng dưa lưới trên vùng cát ven biển.

Đến nay đã có 25 nhà kính, nhà lưới sản xuất hoa, rau, củ quả chất lượng cao; hơn 200 ha cây ăn quả, cây công nghiệp, dược liệu, rau màu các loại… ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm.

Ngoài ra, 15 mô hình “Ương tôm theo quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn” với năng suất bình quân đạt 20 – 30 tấn/ha, doanh thu bình quân ước đạt 300 – 500 triệu đồng/MH. Riêng năm 2020, Dự án “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình 3 giai đoạn” đã mang lại hiệu quả cao, hạn chế dịch bệnh, sản lượng bình quân đạt 10 – 15 tấn/hộ, năng suất bình quân đạt 39 tấn/ha, doanh thu bình quân đạt 400 – 600 triệu đồng/hộ.

Thông qua mô hình, người nuôi cũng có thể quay vòng vụ nhanh để nuôi tới 4-5 vụ/năm (tổng sản lượng 70-100 tấn/ha/năm), so với phương pháp nuôi thông thường cao hơn trên 2 lần về số vụ nuôi và cao hơn từ 4-5 lần về năng suất trên héc ta nuôi. Đây được xem là phương thức nuôi tiên tiến nhất hiện nay.

Đến nay, có 243 trang trại nuôi lợn, bò và gia cầm, trong đó có 54 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao theo hướng bán tự động, kết hợp chuồng lạnh, chuồng kín, sử dụng tiết kiệm nước và hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải.

Mô hình trồng Sâm Bố Chính ở Quảng Trị. Ảnh: CĐ.

Mô hình trồng Sâm Bố Chính ở Quảng Trị. Ảnh: CĐ.

Theo ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: Trong năm 2021 và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp tiếp tục đồng hành, hợp tác, mời gọi các doanh nghiệp để tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Cụ thể, tiếp tục hợp tác với Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị, Tổ chức Koica, chuỗi các cửa hàng nông sản sạch phát triển thương hiệu Gạo hữu cơ Quảng Trị, gạo sạch Triệu Phong; mở rộng diện tích liên kết trồng chanh leo đạt từ 300 – 500 ha…

Xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả như Cam, Bơ 034, sầu riêng ở những vùng sinh thái thích hợp; thực hiện mô hình liên kết trồng ớt và ngô…. Khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi; sử dụng tinh ngoại để phối giống cho bò, lợn, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ với các mô hình ở tất cả các huyện thị thành phố trong tỉnh.

Hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, phối hợp với các sở, ngành liên quan, địa phương tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để đầu tư phát triển ngành nuôi tôm, cá công nghệ cao. Đẩy mạnh việc phát triển các mô hình trồng kinh doanh gỗ lớn; mô hình chuyển hóa gỗ dăm sang gỗ lớn; phấn đấu hàng năm có thêm 500 – 1.000 ha gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC…

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm