| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch chăn nuôi bế tắc

Thứ Ba 21/02/2012 , 09:08 (GMT+7)

Suốt nhiều năm qua, NNVN đã liên tiếp phản ánh về thực trạng bát nháo, từ hệ thống chăn nuôi cho đến quy trình vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia súc, gia cầm...

* KCN bỏ hoang, khu chăn nuôi chẳng có

Đến bao giờ quy hoạch chăn nuôi mới được coi trọng như quy hoạch… khu công nghiệp!?

Suốt nhiều năm qua, NNVN đã liên tiếp phản ánh về thực trạng bát nháo, từ hệ thống chăn nuôi cho đến quy trình vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia súc, gia cầm khiến dịch bệnh liên tục bùng phát, ngành thú y thực sự bất lực.

Nhiều người am tường chuyện chăn nuôi bảo: “Còn nuôi gà vịt nhỏ lẻ tràn lan, dịch sẽ còn xuất hiện. Chẳng có gì lạ cả!”. Khổ nỗi, điều mà người ta hay tặc lưỡi nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” này đang chính là cái gốc của vấn đề. Nếu cứ bảo quy hoạch khó, chẳng ai đoái hoài kêu lên hay ra tay thực hiện thì tất yếu dịch bệnh rồi… đến hẹn lại lên!

Điều đáng nói, ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 394/QĐ-TTg (ngày 13/3/2006) về khuyến khích đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung, công nghiệp, tuy nhiên đến nay hầu hết các tỉnh thành vẫn dửng dưng chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội vào cuộc. Thực tế này cũng giải thích vì sao từ nhiều năm nay, việc quản lý dịch bệnh tại nước ta cứ “rối như canh hẹ”!

Phải đến đầu năm 2012, khi virus H5N1 gây chết 2 người, rồi vacxin cúm gia cầm cũng “bó tay” trước biến thể virus mới thì người ta mới giật mình trước lỗ hổng to tướng trong việc quy hoạch chăn nuôi và giết mổ. Một chuyên gia ngành chăn nuôi khẳng định: Cứ đà này thì một vài năm nữa sẽ xuất hiện “siêu virus cúm gia cầm”, lúc đó quả thực thành họa lớn! Chính thái độ chưa coi trọng chăn nuôi của lãnh đạo địa phương là một trong nguyên nhân cốt tử dẫn đến vòng luẩn quẩn dịch bệnh.

Vị này nói: “Giờ cứ xin bất cứ ông lãnh đạo tỉnh nào lập quy hoạch khu công nghiệp thì thấy họ sốt sắng làm ngay, còn cứ nghe đến quy hoạch khu chăn nuôi thì thử xem, họ lắc đầu hoặc dửng dưng như không biết”. Chính vì thế mới có chuyện hàng chục, hàng trăm khu công nghiệp khắp cả nước bị bỏ hoang, trong khi tìm đỏ mắt chẳng thấy khu quy hoạch cho chăn nuôi đâu cả. Ngay cả khi Cục Chăn nuôi nhiều lần gửi công văn xuống các tỉnh đề nghị quan tâm, nhưng gần như chưa có tỉnh nào trả lời rõ ràng vùng quy hoạch được.

Hiếm hoi như Đồng Nai, do chăn nuôi lớn nhất nước nên mấy năm trước dù UBND tỉnh rất sốt sắng ban hành quyết định về quy hoạch chăn nuôi và giết mổ tập trung tại các huyện Thống Nhất, Định Quán, Long Khánh, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Vĩnh Cửu, Tân Phú; nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Theo trình tự, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể, các địa phương sẽ tiến hành quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, điện, cấp thoát nước và có lộ trình di dời các hộ chăn nuôi vào vùng quy hoạch.

Vậy nhưng, khảo sát của NNVN tại nhiều khu vực như huyện Trảng Bom, dù đã quy hoạch tới 8 điểm để tập trung trang trại chăn nuôi nhưng hiện có quá nhiều nghịch lý. Đơn cử như đất trong vùng quy hoạch đã giao quyền sở hữu cho người khác, người chăn nuôi muốn vào đây thì phải bỏ ra một số tiền rất lớn để mua đất, từ vài tỷ cho đến hàng chục tỷ đồng/trang trại. Oái oăm là thậm chí giá cao nhưng nhiều người cũng không muốn bán, vùng quy hoạch vì thế luôn “nửa nạc, nửa mỡ”. Trang trại và dân cư cứ đan xen, sau đó lại kiện cáo lùm xùm khiến dân chăn nuôi luôn lo âu, thấp thỏm sợ tái diễn kịch bản di dời là chỉ có nước phá sản hay lỗ vỡ mặt!

Việc quy hoạch vùng chăn nuôi để giải quyết tận gốc dịch bệnh quả thực là bài toán khó, nhưng không thể vì thế mà chấp nhận buông xuôi. Bài học từ người bạn láng giềng Thái Lan hay Malaysia đã khẳng định việc quy hoạch và thực hiện chăn nuôi lớn, an toàn sinh học là hoàn toàn có thể làm được. Thậm chí, khi họ làm tốt trong nước, nhiều năm nay còn đầu tư chăn nuôi quy mô lớn ở nước ngoài như tập đoàn CP (Thái Lan) hay Emivest (Malaysia). Tại VN, trong khi dịch bệnh khiến người chăn nuôi khốn khổ, thì tập đoàn CP (Đồng Nai) và Emivest (Bình Dương) vẫn nắm trong tay hàng triệu con gia cầm an toàn và thu được lợi nhuận “khủng” ngay giữa vùng dịch!

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm