| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 04/07/2011 , 10:26 (GMT+7)

10:26 - 04/07/2011

Quyền được an toàn

Chưa có bảng xếp hạng nào về mức độ được bảo vệ của người tiêu dùng (NTD) giữa các quốc gia trên thế giới, nhưng “soi” vào các con số để so sánh, thấy các “thượng đế” Việt đang khổ sở quá mức trước một thị trường không thiếu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, được tiếp thị, quảng cáo bằng nhiều cách thức khác nhau, qua nhiều kênh khác nhau một cách khó kiểm soát mức độ xác thực.

Điển hình nhất, và cũng là bức xúc nhất, mới đây, chính là việc các DN bán hàng qua truyền hình như Happy Shopping, VietHome Shopping... khiến không biết bao nhiêu NTD dở khóc dở mếu. NTD mua phải hàng rởm, hàng kém chất lượng, không có giá trị sử dụng, ấy vậy mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì họ thiếu công cụ pháp lý để khởi kiện bên bán?

Một con số của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS) cho hay, năm 2010, cơ quan này tiếp nhận và xử lý 116 vụ vi phạm quyền lợi NTD. Đây là con số quá nhỏ trong một đất nước gần 90 triệu dân, một thị trường bán lẻ hấp dẫn hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 20%. Trong khi đó, ở Pháp, số vụ kiện là... 200 nghìn. Tuy nhiên, nói như nhiều chuyên gia, con số nhiều hay ít không quan trọng, nếu ở Việt Nam, con số là 200 nghìn, thậm chí 2 triệu vụ đi chăng nữa, thì hầu như chưa có vụ kiện nào kiểu này có kết cục như mong muốn. Ngoài ra, đã có hàng nghìn sự việc được phản ánh, từ khách hàng “tố” như sữa “thối”, bia khuyến mãi, xăng pha nước lã, siêu thị khuyến mãi “lừa”, vật tư nông nghiệp rởm, kém chất lượng... nhưng hy hữu mới có NTD “chiến thắng”. NTD Việt Nam có, hoặc bị buộc phải giữ, thói quen giận xong rồi thôi.

Điều này, một phần xuất phát từ thói quen cố hữu “mua đứt bán đoạn”, “đã mua hàng không trả lại” từ hình thức chợ truyền thống, và chưa kịp thay đổi khi các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ ồ ạt ra đời. Và một phần, cũng do ý thức tự bảo vệ của NTD và các định chế pháp lý chưa rõ ràng, đồng bộ khiến nhiều DN luôn “nắm đằng chuôi” trong mối quan hệ với khách hàng.

Luật Bảo vệ NTD được thực thi từ 1/7 là tín hiệu mừng, vì được cho là công cụ pháp lý bảo vệ NTD trong các ràng buộc mua bán. Với Luật này, các “thượng đế” sẽ có 8 quyền cụ thể, phù hợp với các quyền đã được Liên hợp quốc thông qua: quyền được thông tin; quyền được lựa chọn; được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; quyền được khiếu nại và bồi thường; được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ… Tóm lại là quyền được an toàn!

Đúng ra, Luật bảo vệ NTD, tức là an toàn cho NTD, đáng lẽ phải được thực thi từ lâu, từ cái thời mà người ta kêu gọi “hãy làm NTD thông thái”. Tuy nhiên, muộn còn hơn không, NTD phải có cái quyền căn bản nhất, đó là “quyền được an toàn” trong mọi giao dịch mua bán. Tất nhiên, không ai, ngoài luật, có thể hàng ngày đứng ra bảo vệ liên tục gần 90 triệu NTD trong hàng tỷ giao dịch. NTD cần có kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình bằng các quyền được pháp luật quy định, và yêu cầu sự bảo vệ của các cơ quan chức năng khi thấy quyền hợp pháp của mình bị xâm phạm. Sự thay đổi ý thức “mua đứt bán đoạn”, “khôn nhờ dại chịu” và “chấp nhận cầm đằng lưỡi” sẽ chính là chìa khóa mở ra cánh cửa an toàn, được bảo vệ cho chính NTD, bằng Luật bảo vệ NTD.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm