| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa XVII

Thứ Bảy 26/09/2020 , 15:16 (GMT+7)

Dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 có 350 đại biểu, đại diện cho gần 65 nghìn đảng viên thuộc 15 đảng bộ trực thuộc tỉnh

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội.

Sáng nay (26/9), tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với chủ đề “Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đổi mới, sáng tạo, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới; xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững”.

Ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và chỉ đạo Đại hội.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo đó, Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, với sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm của tập thể lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và tham gia tích cực của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong tổng số 20 chỉ tiêu chủ yếu, đã thực hiện đạt và vượt 18 chỉ tiêu so với mức đề ra.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 20,83%, công nghiệp – xây dựng 23,55%, dịch vụ 50,87%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,75%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015).

Năm 2020, toàn tỉnh có 74/207 xã đạt chuẩn nông thôn mới (65/181 xã sau sáp nhập), tăng 61 xã so với năm 2015; số tiêu chí nông thôn mới bình quân toàn tỉnh đạt 12,7 tiêu chí/xã, tăng 5,3 tiêu chí/xã; có 07 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xây dựng được 30 khu dân cư kiểu mẫu; thành phố Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Trong 5 năm, tỉnh đã huy động hơn 16.000 tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 5.500 triệu USD, bình quân hằng năm tăng 6,1%. Tổng vốn đầu tư đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 101,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2,3 lần giai đoạn 2011 – 2015.Trong 5 năm, có gần 1.900 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 79%; số vốn đăng ký tăng 120% so với giai đoạn trước.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội, nổi bật là duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ em 5 tuổi tại 100% xã, phường, thị trấn. Hết năm 2020, toàn tỉnh có 225 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 43,4% năm 2015 lên 55% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,95% năm 2015 xuống còn 7,89% năm 2020, bình quân hằng năm giảm 3,61%.

Các đại biểu tham dự đại hội. Ảnh: Báo LS

Các đại biểu tham dự đại hội. Ảnh: Báo LS

Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, đại hội xác định mục tiêu tổng quát: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đổi mới, sáng tạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ, hạ tầng khu, cụm công nghiệp và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị; đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025 được xác định là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 7 – 7,5%, đến năm 2025, tỷ trọng các ngành trong GRDP: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 17 – 18%, công nghiệp – xây dựng 25 – 26%, dịch vụ 52 – 53%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4 – 5%;  GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 76 – 78 triệu đồng, tương đương 2.900 – 3.000 USD; Lượng khách du lịch đến năm 2025 đạt 4.400.000 lượt người, Doanh thu du lịch đến năm 2025 đạt 5.200 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương tăng bình quân 8 – 9%; Thu nội địa tăng bình quân 8 – 9%; Tổng vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn 5 năm là 166 -168 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2025, có 115 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 300 trường học đạt chuẩn quốc gia; Số 200 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, có 11,5 bác sỹ/vạn dân, có 32,3 giường bệnh/1 vạn dân.

Đến năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn 2016-2020) còn dưới 3%. Trồng mới 9.000 ha rừng hằng năm. Đến năm 2025,  tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%; 99% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Kết nạp 2.000 đảng viên hằng năm. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hằng năm 90%, Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hằng năm 90%…

Tại phiên khai mạc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 53 đồng chí: Thái Hồng Công, Nguyễn Long Hải, Hoàng Xuân Thuận, Nguyễn Đặng Ân, Lương Trương Đạt, Nông Thanh Hải, Lý Đức Thanh, Lê Xuân Thuân, Dương Xuân Huyên, Lý Việt Hưng, Hồ Thị Lan Anh, Nông Lương Chấn, Nguyễn Tuấn Nam, Hoàng Văn Ngôn, Hoàng Văn Tạo, Trịnh Hữu Tăng, Giáp Thị Bắc, Hoàng Văn Nghiệm, Phan Hồng Tiến, Đinh Hữu Học, Hồ Tiến Thiệu, Lê Trí Thức, Nguyễn Đình Đại, Hoàng Đình Hôm, Phạm Hùng Trường, Trần Thanh Hải, Đoàn Thị Hậu, Hoàng Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Trường, Dương Công Vĩ, Lâm Thị Phương Thanh, Nguyễn Công Trưởng, Hoàng Thị Hiền, Trịnh Tiến Duy, Trần Thanh Nhàn, Lương Trọng Quỳnh, Vũ Hoàng Quý, Nguyễn Quang Tuấn, Đoàn Thu Hà, Nguyễn Quốc Khánh, Đoàn Thị Loan, Đoàn Thanh Sơn, Vi Minh Tú, Phùng Quang Hội, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Thế Toàn, Triệu Quang Huy, Nguyễn Thế Lệ, Đặng Thị Kiều Vân, Đậu Trường An, Nguyễn Hữu Chiến, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hoàng Tùng.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất