| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt Hiệp hội sữa VN: Đưa ngành sữa đi đúng đường ray

Thứ Năm 25/03/2010 , 11:41 (GMT+7)

Hiệp hội được Chính phủ cho phép thành lập với mong muốn giúp cho ngành sữa Việt Nam phát triển và đủ nội lực “đánh bại” sữa ngoại.

Hiệp hội được Chính phủ cho phép thành lập bắt đầu từ ý tưởng của Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng một số đại diện của khối nhà nước và khối tư nhân với mong muốn giúp cho ngành sữa Việt Nam phát triển và đủ nội lực “đánh bại” sữa ngoại.

Trao đổi với NNVN về sự kiện đặc biệt này, bà Bùi Thị Hương, đại diện phía Vinamilk cho biết, năm 2008 cả nước có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa. Tại phía Nam quy mô chăn nuôi trung bình 5,3 con bò sữa/hộ, ở phía Bắc chỉ 3,7 con/ hộ. Điều đáng nói, do các hộ chăn nuôi quy mô trang trại trên 500 con lại tập trung ở các tỉnh phía Bắc nên quy mô thực tế của các hộ chăn nuôi khu vực này chủ yếu chỉ từ 1- 3 con.

Qua năm 2009, số bò sữa cả nước tăng lên 114.461 con (tăng 6% so với năm 2008) với sản lượng sữa ước đạt 278.190 tấn (tăng 6,1% so với năm 2008), sau khi trừ sữa cho bê uống, thì lượng sữa hàng hóa chỉ còn 250.000 tấn. Như vậy, ngành bò sữa nước ta còn chậm phát triển và chưa bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng dù được nhà nước quan tâm. Theo bà Bùi Thị Hương, quy mô chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ như hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ việc tận dụng những gì sẵn có như lao động dôi dư, nguồn thức ăn thừa…

Rõ ràng, để có một ngành SX sữa hàng hóa bền vững, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sữa chế biến thì chúng ta không thể chăn nuôi theo kiểu thủ công mãi như vậy. Việc chăn nuôi bò sữa phải có sự cải tiến từ quy mô hộ gia đình chuyển sang trang trại tập trung cùng với những đồng cỏ rộng lớn để có thể áp dụng cơ giới hóa.

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm 2000 - 2009 đạt 9,06%/năm. Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng 7,85%/năm (từ 8,09 lít/người năm 2000 lên 14,81 lít/người năm 2008).

Trong khi đó, tốc độ tăng đàn bò sữa đạt cao nhất trong giai đoạn 2001 - 2006 với mức tăng bình quân 22,4 %/năm (từ 41,2 ngàn con năm 2001 lên 113,2 ngàn con năm 2006). Việc tăng đàn có chững lại trong những năm gần đây, do có sự đào thải đối với những người làm ăn theo phong trào.

Tuy nhiên đã bắt đầu lấp léo những điểm sáng. Hiện bước đầu Việt Nam cũng đã xuất hiện những trang trại bò sữa quy mô lớn hàng ngàn con, áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại. Những mô hình tiên phong này chắc chắn là tiền đề thúc đẩy ngành bò sữa phát triển. Hơn bao giờ hết, để tạo thế vững chắc, tập hợp được nhiều nguồn lực từ các cá nhân, DN...rất cần có hiệp hội đứng ra làm “nhạc trưởng”. Vì vậy ngay từ tháng 10/2007 Vinamilk đã cùng một số đại diện khối nhà nước và tư nhân thành lập Ban vận động nhằm chuẩn bị cho Hiệp hội Sữa Việt Nam ra đời.

Theo đó, Hiệp hội sẽ tập hợp những tập thể, cá nhân tâm huyết với ngành sữa, để cùng nhau giải quyết các "nút thắt" của ngành đồng thời tìm hướng phát triển bền vững ngành hàng quan trọng này. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, việc tìm được sự liên kết chặt chẽ của các DN sữa là rất quan trọng để có thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại.

Nếu không có sự liên kết, thì DN sữa Việt Nam khó cạnh tranh được với các thương hiệu lớn đến từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, Hiệp hội Sữa Việt Nam sẽ là cầu nối, giúp các thành viên tăng cường các mối quan hệ để nâng cao năng lực SX nhằm làm ra những sản phẩm sữa chất lượng cao cho tiêu dùng nội địa và cái đích xa hơn là vươn ra XK.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.