| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 10/08/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 10/08/2017

Răn đe dân ư?

Phó Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Trương Phúc Thực phê vào lý lịch của một công dân trong bộ hồ sơ xin việc:

"Bản thân và gia đình chưa chấp hành và thực hiện tốt quy định của địa phương". Tìm hiểu được biết là gia đình này đang nợ 12 triệu đồng đóng góp xây dựng đường bê tông. Trả lời báo chí, ông Thực bảo phê như thế để răn đe.

16-04-44_xc_nhn_ly_lich
Lời phê của ông Trương Phúc Thực, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong xác nhận lý lịch của công dân

Đây là cách hành xử thật vô cùng khó hiểu của một số "đầy tớ" của dân nối tiếp sau Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân, Phó Chủ tịch phường Văn Miếu ở Hà Nội và Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Ninh Bình. Những người hưởng lương từ tiền thuế của dân nhưng không biết rằng, Nhà nước này là của dân, do dân và vì dân. Không thể chấp nhận được một quan chức Tỉnh ủy viên, giám đốc sở tát vào mặt người lái xe của mình vì lý do đi nhầm một đoạn trên đường về khách sạn.

“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Lẽ nào, làm đến giám đốc sở, ông lại quên điều đó?

Nhân chuyện quan chức vô trách nhiệm với dân như cách hành xử của Phó Chủ tịch xã ở Hải Dương, xin kể chuyện tương tự ở một xã miền Trung cách đây hơn chục năm.

Khoảng năm 2004, mẹ của Long lên UBND xã xin xác nhận vào lý lịch hồ sơ để nộp vào một Cty giày da ở Bình Dương nhưng ông Chủ tịch xã từ chối với lý do gia đình đang nợ 56kg thóc thuế.

Tôi nhớ như in chuyện này vì tôi trực tiếp chứng kiến được cảnh tượng ngày hôm đó. Mẹ của Long nài nỉ ông Chủ tịch nhưng vẫn không được ký xác nhận. Cuối cùng mẹ của Long đành thật thà rằng, Chủ tịch ơi, ông thì 5 năm mới đến xin chúng tôi có 1 lần trong khi nông dân chúng tôi quanh năm lên đây xin ông.

Nghe xong câu nói đó, ông Chủ tịch hạ giọng, chi mà gớm rứa mẹ mi hè. Rồi ông Chủ tịch gọi mẹ Long vào Văn phòng Ủy ban và ký xác nhận vào hồ sơ. Vị cán bộ văn phòng đóng dấu xong, mẹ Long không kịp nói lời cảm ơn, chạy một mạch.

Mẹ Long đi khỏi ủy ban, tôi nhìn ông Chủ tịch, trong lòng không hiểu sao ông lại chần chừ ký cái xác nhận đó!?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm