| Hotline: 0983.970.780

Rừng giá tị bị… hạ độc

Thứ Sáu 23/11/2012 , 10:44 (GMT+7)

Mặc dù tình trạng phá rừng diễn ra đã lâu, làm ít nhất 60/122 ha đất rừng bị hạ độc nhưng việc giải quyết tình trạng này xem ra còn đang bị vướng!

Hàng chục ha rừng giá tị cả chục năm tuổi ở tiểu khu 83 (thuộc phân trường II, xã Gia Canh, huyện Định Quán có đường kính từ 20 - 30 cm cao hàng chục mét đã bị kẻ xấu vào dùng dao đẽo quanh thân cây sau đó đổ thuốc độc vào khiến cây chết hàng loạt.

Mặc dù tình trạng phá rừng diễn ra đã lâu, làm ít nhất 60/122 ha đất rừng bị hạ độc và bị lấn chiếm làm nương rẫy, thậm chí có người còn cất nhà mua bán trái phép… thế nhưng việc giải quyết tình trạng này xem ra còn đang bị vướng!

Hạ độc rừng làm rẫy

Theo tài liệu của chúng tôi, hiện nay có gần 20.000 cây gỗ giá tị (thường gọi là cây gỗ tếch, loại gỗ thuộc nhóm 3) bị hạ độc không thương tiếc. Ghi nhận của PV tại tiểu khu 83 cho thấy, hàng trăm cây giá tị có đường kính từ 20 - 30 cm, cao hàng chục mét, do bị kẻ xấu vào khoét sâu xung quanh thân và hạ độc bằng thuốc trừ sâu khiến cây chết hàng loạt. Sau khi hạ độc gỗ rừng, không ít hộ dân đã vào lấn chiếm để trồng điều, hoa màu, chuối… như muốn xí phần. Càng đi sâu vào bên trong, càng xuất hiện nhiều vườn điều, cà phê ngay cạnh những cây giá tị chết khô chờ mục đổ.

Một cán bộ BQL rừng phòng hộ Tân Phú (BQLRPH Tân Phú) cho biết, hiện tượng giết cây giá tị làm rẫy, cất nhà diễn ra bắt đầu từ năm 1992, ban đầu từ vài chục cây, sau đó phát hiện vài trăm rồi giờ lên đến hàng ngàn cây. Càng ngày, tình trạng hạ độc cây giá tị càng công khai, ngang nhiên như thách thức lực lượng chức năng…


Hàng loạt cây giá tị bị hạ độc chết khô

Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên Trạm kiểm lâm địa bàn xã Gia Canh bức xúc, tình trạng chống trả người thi hành công vụ diễn ra rất quyết liệt. Nhiều đối tượng phá rừng sẵn sàng “liều chết” nếu gặp phải sự kiểm tra của lực lượng chức năng… Đơn cử, có lần chúng tôi nhận được lệnh tăng cường cùng với lực lượng chức năng vào tiểu khu 83 hỗ trợ tháo gỡ nhà, chòi xây cất trái phép. Mặc dù đoàn đã phát lệnh cảnh báo, tuy nhiên khi tới nơi, một đối tượng hung hãn đã dùng xe gắn máy rồ ga và lao thẳng vào chúng tôi. Lúc đó, chúng tôi phải nổ súng bắn chỉ thiên nhưng hàng chục đối tượng vẫn không sợ, nhào tới cầm gậy và cả dao búa để chống trả. Trước tình trạng chặt phá đến mức báo động, BQLRPH Tân Phú đã cho lực lượng cơ động và cả chó nghiệp vụ vào trực chốt cả ngày lẫn đêm. Mặc dù phát hiện những đối tượng phá rừng và đưa ra truy tố công khai, thế nhưng mức phạt 17 tháng tù giam với đối tượng vi phạm như chưa đủ sức răn đe.

Lúng túng trong xử lý

Theo ông Đặng Hồng Tăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, việc cây giá tị bị xâm hại là bởi người dân muốn nhà nước giao đất rừng cho dân làm đất sản xuất. Do đó, chúng tôi đã lập phương án xử lý khu vực người dân lấn chiếm trái phép này theo Nghị định 135 của Chính phủ. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh xem xét và thực hiện việc giao khoán đất rừng cho người dân cùng làm ăn chia sản phẩm. Làm theo chủ trương này thì người dân sẽ có đất sản xuất lại bảo vệ được rừng.


Tình trạng đẽo thân cây giá tị để đầu độc ngày càng có chiều hướng gia tăng

Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy, trước khi xảy ra tình trạng rừng giá tị bị xâm hại thì có 130 hộ dân ở ấp 9, xã Gia Canh (Định Quán) canh tác trên đất rừng khiếu nại đòi nhà nước cấp sổ đỏ. Theo một người dân ngụ ấp 9, xã gia Canh, huyện Định Quán, phần đất có diện tích hơn 4,4 ha là một phần trong diện tích đất rừng do vợ chồng ông mua bằng giấy tờ tay qua ba người từ năm 1993 và đã sử dụng trồng cây lâu năm. Trong quá trình sử dụng đất, người dân có nộp thuế cho BQLRPH Tân Phú (trước đây là Lâm trường Tân Phú) từ năm 1995 đến năm 2002. Hiện diện tích đất rừng trên đã có đăng ký quyền sử dụng đất và được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của tỉnh cấp biên nhận hồ sơ từ những năm 2006…

Tuy nhiên, mới đây UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định bác đơn khiếu nại của 130 hộ dân với nhiều lý do. Theo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại cho thấy, diện tích đất của trên 100 hộ dân tại đây đã nằm trong diện tích 11.200 ha đất rừng do UBND tỉnh Đồng Nai cấp cho Lâm trường Tân Phú từ những năm 1978. Sau đó đã được tỉnh phê duyệt đề án chuyển đổi Lâm trường Tân Phú thành BQLRPH Tân Phú với diện tích trên 13.943 ha. Cũng theo quyết định này, UBND tỉnh nêu rõ đây là quyết định giải quyết lần hai (trước đó UBND huyện Định Quán đã bác đơn). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 23/11/2009, nhận quyết định, nếu không đồng ý các hộ trên có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định…

Một cán bộ BQLRPH Tân Phú cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc đầu độc rừng giá tị và nhiều sự việc phức tạp là do trước đây có chủ trương kêu gọi người dân phối hợp canh tác đất nông lâm kết hợp, trồng cây khép tán, nông dân hưởng hoa màu còn trồng rừng là để cho tương lai. Tuy nhiên sau đó bằng nhiều động tác, người dân đã vô tư chiếm luôn phần đất đã được giao làm… Mặc dù hiện nay đã cấm trồng cây nông nghiệp trên đất rừng, nhưng người dân vẫn lén trồng rất nhanh, thậm chí cất nhà ở, kéo điện xuyên rừng... Trước tình hình trên, BQLRPH Tân Phú  đã đề nghị cơ quan chức năng di dời dân ra khỏi rừng. Về những cây giá tị bị đầu độc chết đứng, cần phải thanh lý sớm, nếu không sẽ dẫn tới bị thiệt hại nặng vì gỗ quý chết khô không còn giá trị…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm