Ngày 16/5, TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế SIS (Troker International Services) Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ, cho biết: Trong vòng 6 giờ, ngành y còn gọi khoảng thời gian vàng để cứu bệnh nhân khỏi tử vong và giảm thiểu nguy cơ tàn phế.
Điều này được chứng minh trong gần 3 tháng qua từ sau khi bệnh viện SIS Cần Thơ khánh thành chính thức đưa vào hoạt động (20/2) đến nay: Cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ từ các địa phương trong vùng trung bình khoảng 100 ca/tháng. Trong đó khoảng 20 ca, chiếm 30% bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, can thiệp kịp thời.
Trong khi so với khảo sát năm 2016, tại bệnh viện lớn 115 ở TP HCM tiếp nhận cấp cứu khoảng 10.000 ca/năm, trong đó 97% bệnh nhân đưa đến muộn và chỉ có 3% đến bệnh viện kịp trong cửa sổ thời gian vàng.
Khám và điều trị bệnh tại BV Đa khoa SIS Cần Thơ. Ảnh: HĐ. |
Hiện nay bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới, có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi và mọi lứa tuổi.
Bệnh viện SIS chẩn đoán qua hình ảnh. Ảnh: HĐ. |
Theo thống kê hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ. Theo thống kê cách đây 2 năm ở ĐBSCL, bệnh viện đa khoa Trung ương tiếp nhận khoảng 2.000 ca/năm. Bệnh viện đa khoa Vĩnh long có 1.000 ca/năm. Bệnh viện đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp) khoảng 800 ca/năm.
Toàn tỉnh An Giang khoảng 3.000 ca/năm. Trước đây theo khoảng cách chuyển bệnh nhân từ Châu Đốc (An Giang) về Sài Gòn khoảng 6 giờ, từ Long Xuyên về Sài Gòn khoảng 4-5 giờ, nhưng từ Cà Mau về Sài Gòn trên 6 giờ.
Theo bệnh viện SIS Đột quỵ tim mạch Cần Thơ, bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị y khoa hiện đại cùng tập hợp đội ngũ y bác sĩ chuyên gia đầu ngành đang thực hiện thử nghiệm mô hình cấp cứu đột quỵ trên vùng sông nước miền Tây; mở dịch vụ Tầm soát đột quỵ, tầm soát các bệnh lý Tim mạch và nguy cơ gây đột quỵ.