| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 10/09/2020 , 05:50 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 05:50 - 10/09/2020

Sách giáo khoa có phải chùm khế ngọt?

Năm học 2020 - 2021 vừa bắt đầu, dư luận đã một phen sửng sốt khi nhiều phụ huynh phải bỏ hơn 800 ngàn đồng để mua một bộ sách cho học sinh lớp 1.

Đây là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa lớp 1 có nhiều sự thay đổi. Hiệu quả chưa biết ra sao, nhưng gánh nặng tài chính đã trút xuống đầu những người làm cha làm mẹ, khi dắt đứa con thơ dại chập chững bước qua cổng trường bỡ ngỡ.

Các khẩu hiểu giảm tải áp lực học hành và thi cử, vẫn được giăng khắp nơi, vì sao học sinh lớp 1 phải cần đến 23 cuốn sách giáo khoa? Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, quy định 8 đầu sách bắt buộc cùng một quyển Tiếng Anh, chí phí khoảng 200 ngàn đồng. Còn các tài liệu khác, thì phụ huynh có thể mua sắm cho học sinh theo nhu cầu thực tế.

Thế nhưng, hầu như không một cơ sở giáo dục nào dửng dưng đứng ngoài cuộc mua bán sách giáo khoa. Nhiều trường tiểu học giới thiệu cho phụ huynh cả danh sách 23 cuốn gồm sách bắt buộc, sách bài tập và sách tham khảo, kèm theo khuyến cáo “ai không mua thì được quyền trả lại”.

Với một học sinh lớp 1 ngơ ngác, thì phụ huynh phải giải thích làm sao về “quyền trả lại” cho con em thấu hiểu sự dị biệt, khi bạn bè cùng lớp mua đủ bộ 23 cuốn mà mình chỉ mua 9 cuốn? Vậy là, vì tương lai tươi sáng của chân trời tri thức xa xôi, phụ huynh đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà mua 23 cuốn, từ gợi ý khéo léo của nhà trường.

Không phải phụ huynh nhẹ dạ cả tin. Không phải phụ huynh không xót số tiền hơn 800 nghìn đồng. Đơn giản là họ e ngại. Nếu buổi học nào đó trên lớp, giáo viên cao hứng diễn giải những điều hay ho trong sách tham khảo, thì không lẽ con em mình phải ngẩn tò te chẳng rõ mô tê gì? Bộ Giáo dục và Đào tạo có nghiêm cấm giáo viên mở rộng phạm vi bài giảng qua các loại sách tham khảo đâu? Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo hệ thống thư viện trường học phải trang bị tủ sách tham khảo, để học sinh được mượn đọc đâu?    

Sách giáo khoa là một mặt hàng đem lại lợi nhuận khổng lồ. Trong 5 bộ sách giáo khoa được đưa ra cho các trường học tự chọn lựa, thì bộ sách “Chân trời sáng tạo” được ưu tiên sử dụng nhiều nhất trên địa bàn TP.HCM. Lý do, bộ sách “Chân trời sáng tạo” do Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM biên soạn.

Cơ hội cho bốn bộ sách còn lại “Cánh diều”, “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cùng học để phát triển năng lực” và “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” sẽ ra sao, nếu đơn vị sản xuất không tìm cách ứng xử tinh khôn với các trường tiểu học?

Lớp 1 cần học những gì? Chỉ cần trang bị khả năng đọc và viết. Phụ huynh nào cũng có thể hướng dẫn cho con em mình. Oái oăm thay, sách giáo khoa lớp 1 được nâng lên tầm “học thuyết” và tầm “công nghệ”, như một cách dậm dọa những phụ huynh không chịu chi tiền để mua lấy sự yên tâm. Trẻ em đang bị bắt nạt, hay sách giáo khoa là chùm khế ngọt cho những thương vụ kinh doanh giáo dục?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm