Theo một dự báo chung của OECD và FAO, giá thủy sản trong thập niên 2020 sẽ tăng 1,5-2,1%/năm so với thời kỳ gốc (trung bình 2017-2019). Nhưng trên thực tế, giá thủy sản được dự báo sẽ không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2020-2029, trong đó thủy sản khai thác, dầu cá, bột cá có thể giảm nhẹ và thủy sản nuôi trồng tăng nhẹ.
Giá giảm do sản lượng thủy sản của Trung Quốc tăng nhanh và ngành thịt lợn phục hồi sau dịch tả lợn Châu Phi (ASF) nên giảm tiêu thụ cá. Tuy nhiên, giá bột cá sẽ tiếp tục tăng nhẹ so với các loại bột có dầu vì nhu cầu và nguồn cung tương đối ổn định.
Dự báo, sản lượng thủy sản toàn cầu được sẽ đạt 200 triệu tấn vào năm 2029, tăng 25 triệu tấn (hay 14% hoặc 1,3%/năm) so với thời kỳ gốc (trung bình giai đoạn 2017-2019). Như vậy, tốc độ tăng 1,3%/năm là chậm hơn so với thập kỷ trước (2,3%/năm) do các chính sách đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc (nước sản xuất thủy sản và nuôi trồng thủy sản hàng đầu thế giới) thay đổi theo hướng ưu tiên thúc đẩy tính bền vững và hiện đại hóa ngành thủy sản.
Đến năm 2029, sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới dự kiến đạt 105 triệu tấn, tăng 10 triệu tấn so với thủy sản khai thác. Giá thức ăn nuôi trồng thủy sản giảm là nguyên nhân thúc đẩy trưởng nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng khai thác dự báo sẽ tăng 0,4%/năm trong thập kỷ tới. Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác để làm bột cá và dầu cá sẽ vẫn ổn định ở mức khoảng 18%. Tuy nhiên, tổng sản lượng bột cá và dầu cá được dự báo sẽ tăng lần lượt 10% và 17% trong thập kỷ tới. Đến năm 2029, tỷ trọng dầu cá dự báo sẽ tăng từ 41% lên 45%, bột cá sẽ tăng từ 24% lên 28%.
Dự báo, đến năm 2029, 90% lượng cá được sản xuất ra sẽ được sử dụng cho tiêu dùng, tăng từ 155 triệu tấn trong thời kỳ gốc lên 180 tấn. Tuy nhiên, tốc độ tăng sẽ chậm lại từ mức 2,5%/năm trong kỳ gốc 2010-2019 xuống còn 1,4%/năm.
Tốc độ tiêu thụ cá bình quân đầu người cũng sẽ tăng chậm lại, từ 1,3%/năm trong kỳ 2010-2019 xuống 0,5%/năm, dự báo đạt 21,4 kg/người vào năm 2029. Tiêu thụ cá bình quân đầu người dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Phi, ở châu Phi cận Sahara sẽ giảm 0,7%/năm trong thập kỷ tới, do dân số tăng nhiều.
Khoảng 36% trong tổng sản lượng thủy sản được dự báo sẽ được xuất khẩu dưới các dạng sản phẩm khác nhau như: Thủy sản làm thức ăn, bột cá và dầu cá (32% không bao gồm thương mại nội khối EU).
Sau khi giảm nhẹ vào năm 2019, xuất khẩu thủy sản trên thế giới được dự báo sẽ tăng trở lại, với tốc độ tăng 1,1%/năm trong thập kỷ tới và sẽ đạt 4 triệu tấn (tăng 9%) vào năm 2029, thấp hơn so với tốc độ tăng 1,4%/năm trong thập kỷ trước.
Các nước châu Á sẽ vẫn là nhà xuất khẩu thủy sản chủ yếu, với tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu tăng từ 48% trong giai đoạn 2017-2019 lên 50% vào năm 2029; các nước OECD sẽ vẫn là nhà nhập khẩu cá hàng đầu, mặc dù thị phần dự kiến sẽ giảm từ 53% xuống 50%.