| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nông nghiệp mang lại 8.100 tỷ đồng cho Thái Nguyên trong nửa đầu năm

Thứ Ba 11/07/2023 , 15:33 (GMT+7)

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 8.100 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Họp báo trước Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Họp báo trước Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngành nông nghiệp là điểm sáng

Ngày 11/7, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Họp báo trước Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 nhằm thông tin dự kiến nội dung, chương trình của Kỳ họp (dự kiến diễn ra từ ngày 19/7 đến ngày 21/7).

Tại Kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh sẽ báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 cũng như một số nội dung quan trọng khác.

Theo đó, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế Thái Nguyên 6 tháng đầu năm vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,7%, đóng góp 0,4% vào tốc độ tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,1%, đóng góp 2,3% vào tốc độ tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 7,5%, đóng góp 2,3% vào tốc độ tăng trưởng chung.

Bà Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên, phát biểu tại buổi Họp báo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bà Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên, phát biểu tại buổi Họp báo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi và duy trì được đà tăng trưởng. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được triển khai theo đúng kế hoạch; thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư, giống, tu bổ sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi; tiến độ gieo trồng và thu hoạch các loại cây trồng đảm bảo kế hoạch mùa vụ; chăn nuôi được duy trì ổn định; công tác kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện tốt.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 8.100 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ, bằng 51,2% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt hơn 7.500 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt hơn 330 tỷ đồng, tăng 5,5 % so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt hơn 245 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 8.100 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Ảnh: TL.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 8.100 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Ảnh: TL.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, 6 tháng đầu năm, kinh tế Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều thách thức. Điển hình là sự sụt giảm của lĩnh vực xuất khẩu, một trong những thế mạnh truyền thống của tỉnh.

Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt gần 13,3 tỷ USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ, bằng 37,9% kế hoạch năm. Giá trị nhập khẩu đạt 7,64 tỷ USD, giảm 26,3% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 20,9 tỷ USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ.

Nhiều chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển khá. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có nhiều đổi mới, chuyển mạnh từ sản xuất truyền thống năng suất thấp, lạc hậu sang sản xuất thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.

Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ tại buổi Họp báo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ tại buổi Họp báo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bước đầu tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ; tạo được một số sản phẩm chủ lực có chất lượng, thương hiệu, giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một trong những nội dung tại Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 được quan tâm là UBND tỉnh sẽ trình dự thảo Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh thông qua Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc bãi bỏ Nghị quyết sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Về vấn đề này, ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên khẳng định, việc bãi bỏ Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND được triển khai theo đúng các quy định của pháp luật và hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Anh.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Anh.

“Việc bãi bỏ Nghị quyết số 05 sẽ không làm ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm và được thể hiện qua Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 hay Đề án Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 cũng như Đề án Mỗi xã một sản phẩm OCOP”, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh.

Theo đó, trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã được phát triển theo hướng hiện đại, bền vững trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của địa phương, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị trường, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, tỉnh cũng phát triển đồng bộ nông nghiệp với công nghiệp, thương mại, dịch vụ để nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm.

“Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp là một trong những nội dung được lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Điều đó đã được thể hiện rõ qua những quy hoạch, chính sách hay chương trình mà tỉnh ban hành”, bà Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Cập nhật bảng giá xe Mazda 6 mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe Mazda 6 mới nhất tháng 11/2024. Mazda6 cũng giống Mazda3, có kiểu dáng đẹp, nhiều trang bị, giá bán hợp lý trong phân khúc

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.