| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở đất gây nguy cơ mất an toàn tuyến giao thông ĐT 755B

Thứ Sáu 26/08/2022 , 11:54 (GMT+7)

Thời điểm này trên tuyến ĐT 755B nối tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng thường xuyên xảy ra sạt lở đất đá khiến người dân trong khu vực luôn sống trong tình trạng bất an.

Nhiều năm nay mỗi khi mùa mưa đến, sạt lở đất, sụt lún nền mặt đường thường xuyên xảy ra trên tuyến ĐT 755B đoạn qua địa bàn huyện Bù Đăng nối tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng. Có thời điểm giao thông trên tuyến bị tê liệt vì đất đá tràn xuống đường.

Tuyến ĐT 755B đoạn qua địa bàn huyện Bù Đăng nối tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng. Ảnh: Trần Trung.

Tuyến ĐT 755B đoạn qua địa bàn huyện Bù Đăng nối tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng. Ảnh: Trần Trung.

Ghi nhận tại khu vực thôn 5, xã Đăng Hà, mưa lớn những ngày qua khiến nhiều vị trí đồi cao dọc tuyến Sao Bọng - Đăng Hà qua đây bắt đầu xuất hiện tình trạng sạt lở, tại dốc 5 cây, một số vị trí mặt đường còn xuất hiện vết nứt, lún một bên taluy âm.

Nhiều vị trí đồi cao dọc tuyến Sao Bọng - Đăng Hà qua địa bàn huyện Bù Đăng bắt đầu xuất hiện tình trạng sạt lở. Ảnh: Trần Trung.

Nhiều vị trí đồi cao dọc tuyến Sao Bọng - Đăng Hà qua địa bàn huyện Bù Đăng bắt đầu xuất hiện tình trạng sạt lở. Ảnh: Trần Trung.

Với hơn 20 năm sinh sống tại đây, bà Nguyễn Thị Triêm, cho biết tình trạng sạt lở trên tuyến ĐT 755B (hay còn gọi là tuyến Sao Bọng – Đăng Hà) đã xảy ra trong khoảng 2 năm nay. Cứ đến mùa mưa là đất đá trên đồi cao sạt xuống mặt đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. “Mỗi khi khu vực này có mưa lớn là người dân chúng tôi không dám ra đường vì lo sợ sạt lở. Liên tiếp những năm gần đây khu vực này đều xảy ra sạt lở khiến đất đá trên đồi cao sạt xuống mặt đường gây cản trở giao thông và đe dọa đến tính mạng của người đi đường”, bà Triêm nói.

Đất đá từ đồi tràn xuống đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Trần Trung.

Đất đá từ đồi tràn xuống đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Trần Trung.

Ở cách đó không xa, ông Nguyễn Ngọc Thành, cho biết, nhiều năm nay, người dân trong khu vực luôn nơm nớp lo sợ sạt lở trên tuyến ĐT 755B khi mùa mưa đến. Mỗi lần tiếp xúc cử tri, người dân đều phản ánh về tình trạng này trên tuyến ĐT 755B. Tuy nhiên đến nay, chính quyền vẫn chưa có phương án khắc phục.

Một số vị trí mặt đường còn xuất hiện vết nứt, lún một bên taluy âm. Ảnh: Trần Trung.

Một số vị trí mặt đường còn xuất hiện vết nứt, lún một bên taluy âm. Ảnh: Trần Trung.

Tại Km 31+300 thuộc địa bàn thôn 4, xã Đăng Hà y cũng đã xảy ra tình trạng tương tự, ông Nông Hà Sáng, người dân địa phương cho biết, tuyến ĐT 755B đi qua địa bàn các xã Đức Liễu, Thống Nhất và xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) đến huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng). Khu vực tuyến đường đi qua là kiểu địa hình cao nguyên, một bên là đồi núi cao, một bên là vực sâu, đường quanh co gấp khúc hiểm trở.

“Thời điểm giữa tháng 7/2022 vừa qua, sau nhiều ngày mưa, đất từ trên đồi cao sạt xuống mặt đường gây cản trở giao thông, nhiều người điều khiển xe gắn máy khi đi qua khu vực này bị trượt té và bị thương”, ông Sáng nói.

Một số vị trí mặt đường còn xuất hiện vết nứt, lún một bên taluy âm. Ảnh: Trần Trung.

Một số vị trí mặt đường còn xuất hiện vết nứt, lún một bên taluy âm. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lục Đức Lập - Phó Chủ tịch UBND xã Đăng Hà, cho biết thời gian qua tuyến ĐT 755B qua địa bàn xã thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở đất gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Do đây là tuyến độc đạo nối tỉnh Lâm Đồng qua Bình Phước, do đó khi xảy ra sạt lở đất sẽ khiến giao thông chia cắt.

“Cứ đến mùa mưa thì tình trạng sạt lở đất trên tuyến ĐT 755B lại diễn ra. Nguy hiểm nhất là khu vực dốc 5 cây, thuộc địa bàn thôn 4 xã Đăng Hà, những năm gần đây năm nào cũng bị sạt lở. Do địa hình tuyến đường đi qua một bên là núi cao, một bên là vực sâu, trong khi nền mặt đường qua khu vực này lại không có đường mương thoát nước và gom nước mưa. Do đó, mỗi khi mưa lớn thì đất đá, nước mưa trôi tuột từ trên đồi xuống và chảy tràn trên mặt đường rất nguy hiểm.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước gia cố một số đoạn trên tuyến đường. Ảnh: Trần Trung.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước gia cố một số đoạn trên tuyến đường. Ảnh: Trần Trung.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân và chính quyền xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng cũng đã kiến nghị các cơ quan chức năng, trước mắt khi chưa có giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng sạt lở trên tuyến thì cần nghiên cứu xây dựng hệ thống tam cấp trên taluy dương, làm mương thoát nước để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện khi tham gia giao thông qua tuyến đường này, nhất là vào mùa mưa”, ông Lập nói.

Được biết, tại các vị trí này, mùa mưa năm năm 2020 và 2021 cũng bị sạt lở tạo hàm ếch ăn sâu vào mặt đường. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành công văn công bố tình huống khẩn cấp, cấm các xe tải trọng lớn lưu thông, khuyến cáo người dân di dời ra khỏi khu vực ảnh hưởng sau đó đã được Sở Giao thông Vận tải tỉnh gia cố một số đoạn trên tuyến đường. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, màu mưa năm nay, tình trạng trên lại tái tiếp diễn. Để giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở trên tuyến ĐT 755B, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước đã kiến nghị xây tuyến đường mới để tránh khu vực thường xuyên sạt lở. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng tuyến đường mới tránh khu vực sạt lở trên tuyến ĐT 755B từ Km 15 – 16 theo hướng phía Tây khu vực đồi Đăng Hà kết nối qua cầu Vĩnh Ninh, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng).

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm