| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/12/2010 , 09:20 (GMT+7)

09:20 - 08/12/2010

Sau cá tra, tôm, rô phi... đến sản phẩm nào?

Không chỉ cá tra, có 2 sản phẩm thủy sản khác liên quan đến Việt Nam cũng đã “vinh dự” được đưa vào danh sách đỏ trong Cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010-2011 của WWF, đó là tôm (Cẩm nang ở Đức) và cá rô phi (Cẩm nang ở Bỉ).

Nếu như cá tra được WWF chỉ rõ là nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan, thì loài tôm bị đánh dấu chấm đỏ trong Cẩm nang ở Đức chỉ ghi chung chung là tôm nhiệt đới (Garnele Tropische) và cá rô phi trong cẩm nang ở Bỉ cũng tương tự. Việt Nam là nước nhiệt đới. Do đó, sản phẩm tôm và cá rô phi có xuất xứ từ Việt Nam, rõ ràng cũng đã bị WWF đưa vào danh sách khuyến cáo người tiêu dùng châu Âu không nên sử dụng.

 Theo nhận định của một quan chức VASEP, có lẽ động thái trên của WWF là muốn hướng người nuôi và nhà chế biến thủy sản VN chuyển sang sử dụng bộ tiêu chuẩn ASC do WWF và IDH (Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) xây dựng. Bởi trong cẩm nang của WWF ở Đan Mạch có viết rằng “Chừng nào ASC vẫn chưa xuất hiện trên thị trường thì bạn vẫn không biết là cá tra được nuôi bền vững”. Động cơ này của WWF rõ ràng không đẹp chút nào.

Thứ nhất, khi tự “tôn vinh” bộ tiêu chuẩn của mình theo cách như trên, WWF đã phủ nhận hoàn toàn nhiều bộ tiêu chuẩn rất có uy tín và đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó có GlobalGAP và SQF là những bộ tiêu chuẩn mà WWF đã ủng hộ.

Thứ 2, theo thông tin trên trang Web của ASC, Bộ tiêu chuẩn ASC mới được xây dựng từ năm 2009, hiện đang trong giai đoạn phát triển và sẽ đi vào hoạt động hoàn chỉnh từ giữa năm 2011. Đây là một Bộ tiêu chuẩn hướng tới những giá trị tốt đẹp (nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm), nhưng như đã nói ở trên, phải tới giữa năm 2011, nó mới hoàn chỉnh và bắt đầu được cấp cho các sản phẩm cá tra, basa trên toàn thế giới.

 Với một “đứa con” đến giờ này còn chưa hoàn thiện tay, chân, mặt mũi…, chưa biết thế giới sẽ đón nhận và hưởng ứng ra sao, mà WWF đã khẳng định “Chừng nào ASC vẫn chưa xuất hiện trên thị trường thì bạn vẫn không biết là cá tra được nuôi bền vững” thì thật vô lý quá. Chẳng lẽ bây giờ, người tiêu dùng châu Âu phải nhịn ăn cá tra, basa để chờ tới khi những sản phẩm này được cấp tiêu chuẩn ASC?

 Trước động thái vô lý của WWF, cũng như những trò bôi nhọ trước đó, đương nhiên, cách tự vệ tốt nhất đối với thủy sản Việt Nam vẫn là phải nhìn lại mình, qua đó làm tốt hơn nữa việc nuôi trồng, chế biến theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về môi trường, ATVSTP.

Nhưng khi người ta vì mục đích riêng mà vẫn ngang nhiên phủ nhận những nỗ lực từ phía Việt Nam, không thể không đặt ra câu hỏi: sau cá tra, tôm, cá rô phi…, sẽ đến sản phẩm thủy sản nào của Việt Nam bị bôi nhọ nữa đây?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm