| Hotline: 0983.970.780

Sẽ mất dấu vườn trầu Bà Điểm?

Thứ Tư 21/12/2011 , 10:15 (GMT+7)

Ít ai biết, tại xã Bà Điểm (Hóc Môn,TPHCM) từng được quy hoạch 40 ha trồng trầu nhưng đến nay qui họach vẫn chỉ trên giấy, còn diện tích trồng trầu thực tế còn có... 8 ha!

Ít ai biết, tại xã Bà Điểm (Hóc Môn,TPHCM) từng được quy hoạch 40 ha trồng trầu nhằm giữ lại truyền thống lịch sử kết hợp với tour du lịch khám phá. Thế nhưng, đến nay qui họach vẫn chỉ trên giấy, còn diện tích trồng trầu thực tế còn có... 8 ha! 

Nhắc đến Hóc Môn người ta nhớ đến địa danh Bà Điểm nổi tiếng với 18 thôn vườn trầu. Bởi trầu Bà Điểm nổi tiếng với hương vị cay, thơm đặc biệt, không đâu sánh bằng. Trước kia, Bà Điểm là nơi cung cấp trầu cau chủ yếu cho các chợ trên địa bàn thành phố và thậm chí cả miền Đông Nam bộ.

Những vườn trầu xanh mơn mởn, nhà nọ giáp nhà kia, một màu xanh bất tận. Bà con sống lâu đời ở đây cho biết có một thời gian dài, trầu là nguồn thu nhập chính của họ. Cất nhà cũng nhờ trầu, nuôi năm, bảy đứa con đi học cũng nhờ trầu, lấy vợ gả chồng cũng nhờ trầu, nuôi giấu cán bộ cũng nhờ trầu...

Hơn nữa, ngày trước có nhiều người ăn trầu, nên việc trồng trầu trở thành nghề truyền thống của người dân. Trầu bán được, thu nhập ổn định nên người dân ra sức phát triển, từ một hai thôn ban đầu dần dần lên đến 18 thôn. Nhưng những năm qua, trồng trầu cau không thể làm giàu được, mà công việc thì vất vả, nhiều chủ vườn trầu đã phá bỏ hết trầu cau.

Theo bà Lưu Ngọc Ngân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bà Điểm, hiện nghề trồng trầu không còn là lựa chọn ưu tiên của người dân. Thế nên, vườn trầu ngày càng thu hẹp, số ít còn lại manh mún. Trước đây, nói 18 thôn vườn trầu là cho oai, chứ nay chỉ còn lại chưa tới 3 thôn, nằm rải rác ở 3 ấp Bắc Lân, Tây Lân và Nam Lân vào khoảng 8 ha. Ông Hà Văn Quốc, Chi hội trưởng Nông dân ấp Bắc Lân cho hay, gần đây hiệu quả kinh tế của trầu không cao, giá 1kg trầu cứ xoay quanh ở mức 20- 25.000 đồng từ mấy năm nay, chỉ có gần Tết là giá lên được gấp đôi nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nên nhiều hộ trồng trầu không còn mặn mà nữa mà chuyển sang trồng rau, phong lan hoặc xây nhà trọ cho thuê.

Hầu hết nông dân trồng trầu ở xã Bà Điểm đều mong chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ hợp lý nếu như không muốn mất diện tích trầu hiện có. Bởi cái khó của người trồng trầu hiện thời là không có đầu ra. Những năm trước thỉnh thoảng còn XK trầu sang Hàn Quốc, Đài Loan, nay chẳng ai mua để XK nữa. “Ngay như cái nôi trồng trầu Bà Điểm mà cả xã bây giờ không có đến 10 người ăn trầu thì hỏi bán cho ai?”- bà Chủ tịch HND xã trăn trở nói.

Vậy nên, trong ấp trước đây có hơn chục ha trầu nay chỉ còn 1ha. Hầu hết các hộ còn giữ lại trầu đều có truyền thống nhiều đời gắn bó với trầu. Gia đình ông Huỳnh Văn Út đã 3 đời trồng trầu hiện vẫn đang duy trì 1.000 nọc trầu, ông tỏ ra ngậm ngùi: “Dẫu biết giờ đây trồng trầu thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng gia đình vẫn ráng giữ nghề do ông bà truyền lại. Hết đời tui, đến đời con chắc tụi nó không theo nghề trầu”. Còn bà Cao Thị Nhung: “Trầu ở đây là truyền thống, bỏ trầu sợ mất truyền thống, đeo theo trầu thì nghèo hoài, khó nghĩ quá! Trong tương lai con cháu bỏ trầu là điều dễ thấy”.

Còn tại ấp Tây Lân, ông Phạm Văn Bổn, Chi hội trưởng Nông dân ấp cho biết, ông thường xuyên vận động bà con ráng giữ lại vườn trầu, giống như giữ lại truyền thống cách mạng ngày xưa của xã Bà Điểm anh hùng vậy. Nhờ vận động, nên đến nay cả ấp còn giữ được khỏang 40 hộ trồng trầu (4ha), đây cũng là ấp có diện tích trầu lớn nhất của xã. Song, ông cũng không giấu được sự lo lắng cho tương lai của những vườn trầu này, bởi tình trạng bán đất vườn, xây nhà trọ cho thuê đã và đang tác động mạnh mẽ đến các hộ trồng trầu.

Theo tính toán của ông Quốc, đầu tư cho 2.000 nọc trầu (1.000m2), chi phí mua nọc, phân bón, đất đen... khoảng 40-45 triệu đồng. Từ lúc trồng đến thu hoạch lứa đầu tiên mất 4 tháng, mỗi tháng 2.000 nọc thu hoạch khoảng 150-160 kg. Giá hiện nay khoảng 20- 25.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng bán được. Vì trầu ngoài dùng để ăn và cúng kiếng, không có giá trị kinh tế nào khác. Trong khi đầu mối thu mua trầu duy nhất ở đây là thương lái chợ Bà Điểm chứ không có bất kỳ DN nào bao tiêu, nên người bán thường xuyên bị ép giá.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm