| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt an toàn thực phẩm trong trường học

Thứ Bảy 26/09/2020 , 08:01 (GMT+7)

Để mỗi bữa ăn được đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh ATTP, đảm bảo sức khỏe cho “mầm non tương lai” đất nước thì cần sự chung tay của toàn xã hội.

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học luôn được các trường, sở, ban ngành quan tâm.

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học luôn được các trường, sở, ban ngành quan tâm.

Thế nhưng, thời gian qua vẫn còn đâu đó những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ngay tại trường học. Mới đây nhất, trong tháng 9, tại Hà Nội xảy ra hai vụ ngộ độc thực phẩm tại hai trường tiểu học khiến 33 học sinh có biểu hiện buồn nôn, đi ngoài, đau bụng… nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột; 

Còn tại TP.HCM, vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường Tiểu học Bình Trưng Đông (quận 2) ngày 13/9 có tổng cộng 53 trường hợp là giáo viên, bảo mẫu, học sinh phải nhập viện sau khi ăn món bánh canh tôm thịt tại bữa trưa ở trường.

Ngay khi các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra bếp ăn của trường, hộ kinh doanh cung cấp suất ăn cho trường đều có đầy đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động an toàn thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Mặt khác, các bếp ăn đều thực hiện theo nguyên tắc một chiều, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại, dụng cụ chế biến thực phẩm tươi sống riêng biệt, lưu mẫu thực phẩm đúng quy định, nguồn nước đảm bảo các chỉ số an toàn…

Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, trong số các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thì có 1.620 bếp ăn tập thể, 318 cơ sở suất ăn sẵn, 883 căn tin phục vụ học sinh trong trường học.

Tuy nhiên, bà Lan cho rằng, một trong những nỗi lo hiện nay tại các cơ sở giáo dục là bữa ăn xế, bởi đa phần các trường thường chọn những loại thực phẩm như bánh, chè… đây là những thực phẩm có thời gian bảo quản ngắn, dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.

“Kiên quyết không để những đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn sẵn không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm được kinh doanh hoạt động. Mặt khác, các trường học trên địa bàn Thành phố, tuyệt đối không ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể đối với những cơ sở chế biến suất ăn sẵn không đủ điều kiện, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”, bà Phong Lan nhấn mạnh.

Học sinh trường tiểu học Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM) sau khi ăn trưa với món bánh canh tôm thịt tại trường, đến tối một số em có biểu hiện nôn ói, đau bụng, tiêu chảy và được chuyển theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Quận 2. Ảnh: Tố Như.

Học sinh trường tiểu học Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM) sau khi ăn trưa với món bánh canh tôm thịt tại trường, đến tối một số em có biểu hiện nôn ói, đau bụng, tiêu chảy và được chuyển theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Quận 2. Ảnh: Tố Như.

Nhằm hạn chế tối đa những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các cơ sở giáo dục, mới đây, Sở GD-ĐT TP.HCM và Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM ký kết Kế hoạch liên tịch về bảo đảm an toản thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2022.

Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu 100% các bếp ăn tập thể, căn tin trong trường học thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định. 100% bếp ăn tập thể thuê nấu, căn tin trong trường học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. 100% bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm…

Đặc biệt, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng quy định 100% cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm tại các trường, phòng GD-ĐT trên địa bàn TP được tập huấn triển khai hệ thống tự kiểm tra an toàn thực phẩm; 100% người quản lý, nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, không bị mắc các bệnh lý liên quan (tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp) khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn trong trường học được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, trang bị khẩu trang, găng tay khi chế biến. 

Nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn trong trường học được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, trang bị khẩu trang, găng tay khi chế biến. 

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu tất cả đơn vị trường kiểm soát, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, sử dụng chất phụ gia thực phẩm..., đồng thời có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thông qua hóa đơn, chứng từ của các cơ sở sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm.

Mặt khác, nguồn thực phẩm được chế biến trong trường học phải đạt một trong các chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ISO22000, "Chuỗi thực phẩm an toàn", Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc các chứng nhận quốc tế khác về an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, ngày giáo dục Thành phố đang triển khai hệ thống tự kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học, duy trì chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất tình hình vận hành theo 3 cấp: cấp trường, cấp Phòng GD-ĐT và cấp Sở GD-ĐT. Đồng thời, tăng cường truyền thông đến phụ huynh, học sinh về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...