| Hotline: 0983.970.780

Số hóa thông tin giúp nông dân quyết định sản xuất chính xác

Thứ Năm 07/12/2023 , 16:25 (GMT+7)

Công nghệ số giúp thông tin về kỹ thuật sản xuất, thị trường, sản phẩm… được số hóa, nông dân dễ dàng tiếp cận và đưa ra quyết định sản xuất chính xác.

Ngày 7/12, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Trung tâm Sinh học nông nghiệp quốc tế (CABI) tổ chức Hội thảo “chuyển đổi số trong nông nghiệp: Quan điểm của quốc tế và Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các đại biểu đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo... Ảnh: Trung Quân.

Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các đại biểu đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo... Ảnh: Trung Quân.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) chia sẻ, hội thảo được tổ chức nhằm tạo không gian để các chủ thể quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển công nghệ số, kinh tế số trong nông nghiệp. Hiện nay, một câu hỏi được nhiều người quan tâm là áp dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có phù hợp, cần thiết và sẽ triển khai như thế nào? Vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nông hộ, phân tán của Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp giải quyết được những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối diện như năng suất lao động thấp (do quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn sử dụng sức người), thu nhập không cao nên không khuyến khích được nông dân làm nông nghiệp, nhất là lực lượng lao động trẻ. Bên cạnh đó, công nghệ số giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên chính xác, nhờ đó việc sử dụng vật tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV…) và tài nguyên (đất, nước…) sẽ tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp giải quyết được những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối diện. Ảnh: Trung Quân.

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp giải quyết được những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối diện. Ảnh: Trung Quân.

Đồng thời, Việt Nam đang hướng tới tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu, nên việc minh bạch hóa thông tin là yếu tố vô cùng cần thiết. Trong khi đó, muốn minh bạch thông tin thì người sản xuất phải có dữ liệu lưu trữ để các đối tác, người tiêu dùng nhận diện. Điều này chỉ có ứng dụng công nghệ số thì mới có thể giải quyết được.

TS Mohammad Faheem, Chuyên viên tổ chức CABI tại khu vực Đông Nam Á cho rằng, số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp là một vấn đề rất quan trọng hiện nay. Ngành nông nghiệp của một quốc gia muốn phát triển không chỉ tập trung vào hoạt động nghiên cứu mà phải quan tâm tới vấn đề bắt kịp xu thế chung.

Hiện nay, việc tiếp cận thông tin (kỹ thuật sản xuất, vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ…) vẫn là một thách thức lớn với nông dân, thậm chí cả cán bộ khuyến nông, kỹ thuật ở hiện trường. Bên cạnh đó, lực lượng kinh doanh vật tư đầu vào, nông sản cũng cần có công cụ để cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân. Do đó, công nghệ số sẽ giúp các thông tin được số hóa, người dân dễ dàng tiếp cận và đưa ra quyết định sản xuất chính xác .

Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá, hiện tại và trong tương lai, chuyển đổi số sẽ không còn là lý thuyết mà sẽ đi vào cuộc sống một cách thực chất, mạnh mẽ. Do đó, nếu chúng ta không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động tiếp cận thì chắc chắn sẽ tụt hậu.

TS Mohammad Faheem, Chuyên viên tổ chức CABI tại khu vực Đông Nam Á cho rằng, việc tiếp cận với các thông tin vẫn là một thách thức lớn với nông dân. Ảnh: Trung Quân.

TS Mohammad Faheem, Chuyên viên tổ chức CABI tại khu vực Đông Nam Á cho rằng, việc tiếp cận với các thông tin vẫn là một thách thức lớn với nông dân. Ảnh: Trung Quân.

Ông Toản cũng nhận định, chưa bao giờ lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam lại có khoảng thời gian “vàng” để đẩy mạnh chuyển đổi số như hiện tại (các chỉ số kinh tế, xã hội về dân số, tuổi thọ, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng GDP... đều lý tưởng). Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng “thông thái” hơn (quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, minh bạch thông tin, giá trị xã hội, không gian tương tác...); đề cao mức độ tiện lợi, chính xác, giảm chi phí cung và cầu. Nền kinh tế trải nghiệm được kích hoạt (trước mắt là dịch vụ, không gian số, tiến tới kinh tế số). Khu vực nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số.

Do đó, những nút thắt về chuyển đổi số cần được tập trung giải quyết như nhận thức, thể chế chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, ứng dụng số chưa toàn diện. Hạ tầng thiết bị cũ, thiếu đồng bộ, phân tán. Phần mềm phục vụ chỉ đạo điều hành chưa có liên kết chia sẻ dữ liệu. Bên cạnh đó, chưa xây dựng được kiến trúc dữ liệu ngành nông nghiệp; cơ sở dữ liệu lớn về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, vùng nuôi, dữ liệu chuỗi ngành hàng…

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.