| Hotline: 0983.970.780

Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị ‘giải quyết nhanh’ cho xe chở nông sản

Thứ Bảy 07/08/2021 , 07:06 (GMT+7)

Trong 13 ngày TP. Hà Nội giãn cách xã hội, do một số quận, huyện có các chợ, siêu thị phải đóng cửa nên việc cung ứng nông sản cho người dân gặp khó khăn.

Trong 13 ngày, đã có 813.077 kg sản lượng thủy sản lưu thông tại chợ cá Yên Sở.

Trong 13 ngày, đã có 813.077 kg sản lượng thủy sản lưu thông tại chợ cá Yên Sở.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Nội, sau 13 ngày thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố để phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 17 của UBND Thành phố, tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của Thủ đô vẫn được duy trì và phát triển ổn định.

Từ ngày đầu tiên TP. Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội (ngày 24/7) cho đến nay, Thành phố đã giết mổ 455.533 con gia súc, gia cầm, tương đương 3.808 tấn.

Về tình hình cung ứng sản phẩm nông nghiệp, tính đến ngày 6/8 đã có 362 kho hàng, điểm bán sản phẩm nông lâm thủy sản do ngành nông nghiệp quản lý trên địa bàn Thành phố hoạt động.

432 cơ sở, HTX, trang trại, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn phục vụ cho hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu.

819 cơ sở đầu mối sản phẩm nông lâm thủy sản nhập từ các tỉnh đăng ký chuyển về Hà Nội phục vụ khai thác hàng hóa.

Tại chợ cá Yên Sở, tổng sản lượng thủy sản lưu thông là 813.077 kg, có 624 xe lưu thông tại chợ.

Sở NN-PTNT Hà Nội đánh giá trong 13 ngày TP. Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, do một số quận, huyện có các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa nên việc cung ứng nông sản cho người dân gặp khó khăn.

Theo đó, Sở NN-PTNT đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xem xét, hỗ trợ giải quyết nhanh, hướng dẫn hoàn thiện việc xác nhận cho các xe chuyên chở hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, theo phản ánh của huyện Phú Xuyên, Mê Linh.

Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi nhất, hướng dẫn kịp thời, cấp giấy phép cho xe vận chuyển tham gia “luồng xanh” phục vụ sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thiết yếu như thực phẩm rau củ quả, thịt, thủy sản tươi sống, vật tư nông nghiệp duy trì sản xuất như con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón…

Đề nghị Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp tham mưu đề xuất các điểm trung chuyển hàng hóa vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa đảm bảo lưu thông tốt hàng hóa đặc biệt là sản phẩm thực phẩm tươi sống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất theo đề xuất của Sở NN-PTNT.

Đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các HTX, trang trại, hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn vừa đảm bảo yếu tố phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, ảnh hưởng tới đời sống của nông dân.

Qua đó đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương, theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản để có phương án phòng, trừ kịp thời. Rà soát tình hình nông sản đến kỳ thu hoạch, xây dựng phương án thu hoạch, sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh.

Sẵn sàng huy động lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển… nông sản giúp nông dân, đảm bảo nông sản được thu hoạch kịp thời, không ứ đọng cục bộ.

Đồng thời ưu tiên tiêm vacxin phòng Covid-19 cho lực lượng cán bộ, người làm công tác ngành nông nghiệp và các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quan, tiêu thụ nông sản, sản xuất, vận chuyển vật tư nông nghiệp như các nhân lực quản trị HTX, nhân lực vận hành máy gặt, máy làm đất, người trực tiếp tham gia chăn nuôi, giết mổ, chế biến, người tham gia vận chuyển tiêu thụ nông sản….

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão hoạt động trên Biển Đông

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Nếu mạnh lên thành bão, thì đây là cơn bão số 10 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.