| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng chạy đua với thời gian đưa nước sạch về vùng khát

Thứ Bảy 11/04/2020 , 11:24 (GMT+7)

Mùa khô hạn cao điểm ở Sóc Trăng khiến hàng ngàn hộ dân “khát” nước ngọt sinh hoạt. Tỉnh đã gấp rút chạy đua thời gian cấp nước sạch về vùng nông thôn.

Tình dân - quân, đưa nước ngọt về vùng khô hạn cho bà con ở nông thôn. Ảnh: TL.

Tình dân - quân, đưa nước ngọt về vùng khô hạn cho bà con ở nông thôn. Ảnh: TL.

Tỉnh Sóc Trăng nằm cuối dòng sông Hậu, nước ngọt từ đầu nguồn đổ về tưới tắm ruộng vườn quanh năm. Thế nhưng mùa khô năm nay đến sớm và kéo dài khiến kênh rạch cạn kiệt.

Nhiều hộ dân vùng nông thôn lâm vào cảnh thiếu hụt nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Hằng năm nước mặn theo cửa Trần Đề vào sông Hậu xâm nhập sâu đến Đại Ngãi, Kế Sách. Nhưng năm nay nước mặn về tới Cảng Cái Cui thuộc địa phận TP Cần Thơ.

Nước mặn đã len lỏi vào kênh, rạch, mương vườn. Hơn một tháng qua nhiều hộ dân ở ấp Thạnh Mỹ, huyện Kế Sách than thở gặp nhiều bức bối vì tình trạng không đủ nước sạch dùng trong sinh hoạt gia gia đình.

Nước nhiễm mặn, một số nông dân nuôi ốc bươu đen bị thiệt hại, mất trắng. Trong khi đó đi về phía cửa sông Trần Đề, Long Phú khô hạn càng khốc liệt. Một số diện tích lúa hè thu sớm bị thiếu nước bơm, nông dân đành bỏ phế.

Trong khi đó, một số địa phương “khát nước” tỉnh phải chuyển tải nước ngọt ứng cứu đáp ứng cho nhu cầu ăn uống, tắm, giặt.

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, ảnh hưởng hạn hán xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 làm khan hiếm, thiếu nước sinh hoạt của người dân nông thôn. Qua thống kê, toàn tỉnh có 73 xã thuộc 10 huyện, thị xã với trên 26.500 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Ngay từ rất sớm, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số149/KH-UBND ngày 8/11/2019 về Phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn Sóc Trăng.

Theo đó, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường (NS&VSMTNT) tỉnh xây dựng kế hoạch cấp nước sạch nông thôn ứng phó hạn hán xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020, tập trung thực hiện gấp rút các giải pháp ưu tiên nâng cấp mở rộng tuyến ống cấp nước cho các khu vực bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn từ các công trình cấp nước tập trung hiện có, với tổng chiều dài cần thực hiện gần 720.000m, phục vụ cấp nước sạch sinh hoạt cho hơn 21.600 hộ dân.

Đồng thời Trung tâm đầu tư xây dựng mới 3 trạm cấp nước tập trung tại các xã Trinh Phú, An Thạnh Tây, Tân Long, cấp nước cho gần 5.000 hộ dân, với tổng kinh phí 160 tỷ đồng.

Vừa qua, đáp ứng vốn cấp thiết cho các công trình cấp bách, tỉnh đã tạm ứng từ nguồn ngân sách 40 tỷ đồng. Trung tâm đã triển khai thi công 250km đường ống cấp nước, giải quyết nước sinh hoạt cho khoảng 7.000 hộ dân tại các huyện Trần Đề, Long Phú, Mỹ Tú, Ngã Năm.

Bên cạnh đó, tại các trạm cấp nước tập trung tiến hành khoan bổ sung thêm 15 giếng để dự phòng cấp nước trong thời gian hạn hán xâm nhập mặn cao điểm. Đối với một số địa phương hiện chưa có đường ống dẫn cấp nước đến hộ gia đình, Trung tâm tổ chức phương tiện vận chuyển nước sạch bằng xe bồn phục vụ miễn phí cho 71 hộ dân thuộc ấp Đầy Hương 2 - xã Thạnh Thới An, ấp Thạnh An 4 - xã Thạnh Thới Thuận, ấp Lao Dên - xã Viên Bình, huyện Trần Đề.

Dự kiến trong thời gian tới Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 60 tỷ đồng để khắc phục hạn hán, mặn xâm nhập, Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch nâng cấp mở rộng 470km đường ống cấp nước sạch sinh hoạt, lập các thủ tục đầu tư.

Bên cạnh đó, Trung tâm xúc tiến khởi công xây dựng Trạm cấp nước tập trung tại xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, nguồn vốn do Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai hỗ trợ 50% (3 tỷ đồng), phần vốn còn lại do Trung tâm đối ứng.

Nước sạch đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt của người dân vùng ven biển. Ảnh: TL.

Nước sạch đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt của người dân vùng ven biển. Ảnh: TL.

Trung tâm có kế hoạch tiếp tục khoan thêm 18 giếng tạo nguồn dự phòng cung cấp nước sạch bổ sung dự phòng cho các trạm cấp nước.

Riêng đối với các hộ dân sinh sống ở vùng sâu, các khu vực nhỏ lẻ không thể đầu tư mở rộng tuyến ống cấp nước, Trung tâm thực hiện vận chuyển nước sạch bằng xe bồn đến tận nơi phục vụ miễn phí cho người dân khi có nhu cầu.

Với hộ nghèo, Trung tâm tiếp tục duy trì việc lắp đặt miễn phí đồng hồ nước và miễn thu 3m3/tháng/hộ cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận dùng nước sạch sinh hoạt trong gia đình.

Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh Sóc Trăng quản lý 146 công trình cấp nước tập trung, công suất thiết kế từ 168-960 m3/ngày đêm, tổng chiều dài tuyến ống cấp nước trên 2.400km, trong đó Trung tâm đang quản lý trên 103.200 đồng hồ nước. Chất lượng nước cấp đạt theo QCVN 02:2009 của Bộ Y tế.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm