| Hotline: 0983.970.780

Tách hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi được thực hiện thế nào?

Thứ Tư 15/07/2020 , 13:36 (GMT+7)

Đại phẫu tách hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi được 100 y bác sĩ thực hiện dự kiến kéo dài 12 giờ. Đây là ca phẫu cực kỳ hiếm gặp.

Đại phẫu tách hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi Trúc Nhi - Diệu Nhi dự kiến kéo dài trong 12 giờ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đại phẫu tách hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi Trúc Nhi - Diệu Nhi dự kiến kéo dài trong 12 giờ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đúng 5h30 sáng 15/7, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi được đưa vào phòng mổ để chuẩn bị cho ca phẫu thuật đặc biệt.

Đây là ca phẫu thuật tách hai bé song sinh dính vùng bụng chậu cực kỳ hiếm gặp.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, ca phẫu thuật tách hai bé song sinh kéo dài 12 tiếng với 93 thành viên chia làm 11 ê-kíp gồm gây mê, phẫu thuật ngoại tổng quát, chỉnh hình - tạo hình, hồi sức, hồi sức trước mổ, chống nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng...

Các y bác sĩ trực tiếp tham gia cuộc đại phẫu gồm 9 chuyên gia (gồm 8 bác sĩ, 1 điều dưỡng), ê-kíp ngoại viện gồm 14 bác sĩ, 2 kỹ thuật viên gây mê, 4 điều dưỡng. Ê-kíp nội viện gồm 21 bác sĩ, 2 kỹ thuật viên gây mê, 4 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Các y bác sĩ trực tiếp tham gia cuộc đại phẫu gồm 9 chuyên gia (gồm 8 bác sĩ, 1 điều dưỡng), ê-kíp ngoại viện gồm 14 bác sĩ, 2 kỹ thuật viên gây mê, 4 điều dưỡng. Ê-kíp nội viện gồm 21 bác sĩ, 2 kỹ thuật viên gây mê, 4 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Trúc Nhi - Diệu Nhi trong vòng tay của mẹ cha trước ngày phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Trúc Nhi - Diệu Nhi trong vòng tay của mẹ cha trước ngày phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

BS. Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - người trực tiếp chỉ đạo ca phẫu thuật tách hai bé song sinh cho biết, tham gia tiến hành ca phẫu thuật tách dính cho hai bé là ê-kíp gồm gần 100 nhân viên bao gồm hơn 60 y bác sĩ điều dưỡng và nhân viên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cùng gần 30 chuyên gia từ các bệnh viện và trung tâm lớn như Bệnh viện Nhi đồng 1; Bệnh viện Nhi đồng 2; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Xuyên Á và Trường Đại học Y dược TP. HCM.

Các bác sĩ chuẩn bị phương án kỹ lưỡng trước cuộc đại phẫu quan trọng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Các bác sĩ chuẩn bị phương án kỹ lưỡng trước cuộc đại phẫu quan trọng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hai phòng mổ siêu sạch số 11 và 12 được chuẩn bị để đón tách hai bé song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi ra hai phòng riêng biệt. Hai phòng hồi sức cũng được cấy không khí, vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, chiếu tia UV để chuẩn bị cho ca đại phẫu. Vòi nước trước phòng mổ siêu sạch cũng có màng siêu lọc, nước được cấy vi sinh đạt chuẩn trong vòng 3 tháng.

Ca phẫu thuật được truyền hình trực tiếp ra phòng báo chí cho các phóng viên tác nghiệp bên ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Ca phẫu thuật được truyền hình trực tiếp ra phòng báo chí cho các phóng viên tác nghiệp bên ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đại phẫu tách hai bé song sinh chia thành 5 giai đoạn

Giai đoạn 1, 2-3 giờ: Tại phòng phẫu thuật chung (khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức), 6h30, ê-kíp gây mê tiến hành gây mê nội khí quản, sát trùng phẫu trường, chuẩn bị tư thế chuẩn để bắt đầu mổ cho hai bé. 

Mỗi y bác sĩ đều được phân công nhiệm vụ cụ thể. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Mỗi y bác sĩ đều được phân công nhiệm vụ cụ thể. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bắt đầu cuộc phẫu thuật quan trọng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bắt đầu cuộc phẫu thuật quan trọng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Giai đoạn 2, 2-3 giờ: Hai bé được phẫu thuật viên vẽ tạo hình đường rạch trên bụng, rạch da đường Lazy S cải tiến. Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật tiêu hóa, niệu dục, chỉnh hình.

7h30, các nhóm phẫu thuật hội ý lần cuối trước mổ để xác định lại các phương án thực hiện, giai đoạn phối hợp của nhóm phẫu thuật viên.

8h30 phút, các nhóm phẫu thuật viên phối hợp xác định đường mổ trên cơ thể bé. 

9h tiến hành sát trùng phẫu trường, trải khăn sát trùng.

Giáo sư Trần Đông A - người được Sách Kỷ lục Guinness ghi danh sau ca mổ hai bé song sinh dính nhau Việt - Đức năm 1988 - trực tiếp theo dõi diễn tiến ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Giáo sư Trần Đông A - người được Sách Kỷ lục Guinness ghi danh sau ca mổ hai bé song sinh dính nhau Việt - Đức năm 1988 - trực tiếp theo dõi diễn tiến ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đúng 9h51 phút TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng thành phố - Trưởng êkip phẫu thuật, rạch da đường đầu tiên bắt đầu cuộc mổ tách hai bé song sinh.

Sau đó, TS. BS Trần Văn Dương (Bệnh viện Chợ Rẫy) trưởng nhóm phẫu thuật tạo hình bắt đầu rạch da, cân cơ và mở bụng tách hai bé để sau đó nhóm phẫu thuật ngoại tổng quát tiến vào thám sát ruột và thực hiện phương án chia đôi ruột.

Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào hai thiên thần nhỏ đang chiến đấu giành lại hình hài riêng của mình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào hai thiên thần nhỏ đang chiến đấu giành lại hình hài riêng của mình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Chuẩn bị sắp tới nhóm phẫu thuật niệu chuẩn bị để sau đó tiếp tục tách bàng quang, niệu quản, tử cung âm đạo buồng trứng cho hai bé.

Sau khi nhóm ngoại tổng quát thực hiện xong phương án, tất cả những dị tật của hai bé phù hợp những dự liệu trước phẫu thuật.

Giai đoạn 3, 2-3 giờ: Các bác sĩ sẽ tách tầng sinh môn. Theo chuẩn, hai bé được đặt nằm nghiêng trái góc 60 độ. Phẫu thuật viên tiêu hóa, niệu dục phối hợp rạch da đường tầng sinh môn và tiến hành tách rời hai bé.

Sau đó, ê-kíp phẫu thuật chuyển bé Trúc Nhi sang phòng mổ 12 và tách toàn bộ ê-kíp chính thành 2 nhóm. Hai ê kíp y bác sĩ phụ trách hai phòng sẽ được dán sticker màu xanh - đỏ tương ứng với hai bé, màu xanh sẽ phụ trách lo cho bé Diệu Nhi; ê kíp màu đỏ sẽ phụ trách bé Trúc Nhi.

Mẹ cha đang nóng lòng chờ đón hai con phía ngoài phòng phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Mẹ cha đang nóng lòng chờ đón hai con phía ngoài phòng phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Giai đoạn 4, kéo dài trong 4 giờ: Sẽ tiến hành chỉnh, tạo hình cơ quan. Sau khi tách rời hai bé, các bác sĩ sẽ cho nằm ngửa, phẫu thuật viên tiến hành tách các khung chậu, bộc lộ cánh chậu, cắt cánh chậu hai bên, cắt mô xơ và xoay xương cánh chậu hướng vào trong - ra trước. Đồng thời, phẫu thuật viên tiết niệu tiến hành tạo hình hệ niệu sinh dục, xoay bàng quang, tử cung và phần phụ vào ổ bụng mỗi bé.

Đồng thời, các phẫu thuật viên chỉnh hình cũng tiếp tục khép khung chậu và khớp mu, đồng thời bắn đinh Kirschner giữ cố định khung chậu. Phẫu thuật viên tiêu hóa sẽ làm hậu môn tạm, đóng cân cơ thành bụng trong khi phẫu thuật viên tạo hình xoay vạt, khép da hoàn chỉnh.

Theo các bác sĩ, trong quá trình phẫu thuật, tùy mỗi tình huống sẽ đưa ra phương án phù hợp với hai bệnh nhi.

Giai đoạn cuối, 1 giờ: Trong giai đoạn hậu phẫu, phẫu thuật viên tiến hành chỉnh hình, bó bột cho Trúc Nhi và Diệu Nhi. Sau đó, bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên chuyển và bàn giao bệnh nhân về khoa Hồi sức ngoại.

Dự kiến đến 18h-19h ca phẫu thuật kết thúc, lượng máu mất ước tính 250-500 ml/bé. Sau phẫu thuật, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi sẽ được chuyển qua khoa Hồi sức Tim.

Theo Giáo sư Trần Đông A (người được Sách Kỷ lục Guinness ghi danh sau ca mổ tách hai bé song sinh dính nhau Việt - Đức năm 1988), tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật là trên 70%. Tuy nhiên, y khoa không phải môn khoa học lúc nào cũng chính xác. Vì vậy, các bác sĩ cũng đã thảo luận phòng ngừa những biến chứng, bất trắc trong quá trình tiến hành để hy vọng cứu được cặp song sinh.

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.