| Hotline: 0983.970.780

Tài chính tiêu dùng - Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển

Thứ Năm 25/03/2021 , 19:27 (GMT+7)

Tài chính tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng xã hội và đẩy lùi tín dụng đen trong công cuộc phát triển ngành tài chính tại Việt Nam.

Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm 'Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển' sáng ngày 25/3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm “Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển” sáng ngày 25/3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm thường niên lần thứ 5 về lĩnh vực tài chính tiêu dùng với chủ đề “Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển”.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư khẳng định qua 4 năm tổ chức, Tọa đàm đã trở thành diễn đàn có ý nghĩa, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích cho sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng còn non trẻ tại Việt Nam.

“Có những vấn đề mà chúng ta đề cập nhiều năm trước như truyền thông về tài chính tiêu dùng, tỷ lệ an toàn nào là phù hợp trong cơ cấu cho vay tiêu dùng, giải pháp nào để hỗ trợ đẩy lùi tín dụng đen, phương thức thu hồi nợ hợp lý của các công ty tài chính tiêu dùng..., tất cả đến hôm nay đã được hiện thực hóa trong chính sách và thành các chương trình cụ thể trong hành động của cơ quan quản lý”, ông Lê Trọng Minh phát biểu.

Đánh giá về sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng, ông Lê Trọng Minh cho biết: “Nhìn lại 1 năm kinh tế Việt Nam chịu tác động của đại dịch Covid-19, và nhìn dài hơn 10 năm phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng có thể thấy, ngoài những kết quả rất đáng khích lệ đạt được thì vẫn cần phải khẳng định rằng, số lượng các công ty tài chính tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường chưa nhiều, tỷ trọng đóng góp trong dư nợ cho vay nền kinh tế vẫn còn thấp, hoạt động nội tại vẫn cần phải hoàn thiện....

Điều này nhìn ở góc độ phát triển lại gợi mở cho chúng ta về một tiềm năng thị trường chưa khai thác còn rất lớn, chưa kể tới nhu cầu tài chính cá nhân của người dân sẽ tiếp tục tăng khi kinh tế phát triển với tốc độ cao”.

 Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư khẳng định qua 4 năm tổ chức, Tọa đàm đã trở thành diễn đàn có ý nghĩa, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích cho sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng còn non trẻ tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

 Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư khẳng định qua 4 năm tổ chức, Tọa đàm đã trở thành diễn đàn có ý nghĩa, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích cho sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng còn non trẻ tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát biểu tại Tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia & Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

Về quy mô thị trường, 10 năm qua, tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt. Dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012 (khoảng 8%).

Trong đó, đối với tín dụng bất động sản nhà ở đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng (chiếm khoảng 55,5%), theo chỉ đạo của Chính phủ, từ năm 2019, loại tín dụng này được thống kê vào nhóm tín dụng bất động sản). Trong 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng (gồm cả tín dụng BĐS nhà ở) tăng trưởng khoảng 20%/năm - là tương đối tích cực so với tín dụng toàn ngành (tăng khoảng 15,4%).

“Tuy nhiên, nếu bóc tách phân tín dụng BĐS nhà ở, thì tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam chỉ khoảng 800 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,7% tổng dư nợ của nền kinh tế, thấp hơn nhiều so với các nước như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc... với tỷ trọng tín dụng tiêu dùng (không bao gồm tín dụng BĐS nhà ở) chiếm khoảng 15-35%/tổng dư nợ thì tiềm năng phát triển thị trường này tại Việt Nam là còn rất lớn”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Ảnh: Phạm Hiếu.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sự phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng hơn 10 năm qua giúp nền kinh tế có thêm được nguồn vốn tín dụng hữu hiệu, giúp mở rộng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng hàng hóa và tiêu dùng nội địa, góp phần quan trọng vào đẩy lùi hiện tượng tín dụng đen, ổn định đời sống xã hội của người dân. Đồng thời, thị trường tín dụng tiêu dùng góp phần phát triển hệ thống tài chính Việt Nam cùng với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện...

Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao.

“Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp hoặc thế chấp, nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm hàng gia dụng, mua xe, du học, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Cho vay tiêu dùng một mặt giúp đáp ứng nhu cầu của người dẫn chi tiêu, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận người dân, mặt khác còn có ý nghĩa lớn trong việc kích cầu nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian qua, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp từng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội”, đại diện Ngân hàng Nhà nước phân tích.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong đó, đáng chú ý là mạng lưới hoạt động của các công ty tài chính ngày càng phát triển và có xu hướng tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng hơn. Khác với ngân hàng thương mại, những công ty này thông qua các cửa hàng phân phối, đại lý hàng hóa phủ rộng như Điện máy xanh, Thế giới di động..., để tiếp xúc và hỗ trợ khách hàng.

Cũng tại Tọa đàm, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế cũng khẳng định vai trò quan trọng của tài chính tiêu dùng trong thúc đẩy tiêu dùng xã hội và đẩy lùi tín dụng đen.

Trích số liệu của ngành ngân hàng, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết: “Hiện có khoảng 47% người Việt tham gia vay tiền, nhưng chỉ có 18,5% là vay từ những tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính chính thức, phần còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc “tín dụng đen”.

Khi các hộ gia đình và các chủ thể có thể dễ dàng tiếp cận kênh tài chính tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu vốn nhỏ lẻ, sẽ hạn chế được tình trạng tín dụng đen, tín dụng ngầm trên thị trường, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, tránh được các bất ổn trong đời sống xã hội...”.

Góp ý giải pháp để ngành tài chính tiêu dùng phát triển, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng trong điều kiện của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các công ty tài chính phải rà soát lại chiến lược kinh doanh để chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với thị trường, đặc biệt là chuyển đổi số.

TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh: “Công nghệ cần được đầu tư để tăng năng suất lao động, tối ưu hoá chi phí vận hành, có tổ chức công ty gọn nhẹ, vận hành hiệu quả, quản trị rủi ro tốt, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt, cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ khi sử dụng các sản phẩm. Trên cơ sở đó, chi phí đầu ra của công ty sẽ rẻ hơn và có thể giảm lãi suất cho khách hàng, nâng cao cơ hội cạnh tranh với các công ty tài chính khác”.

Đồng thời PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cũng nhắc lại đề xuất cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự trong các công ty tài chính tiêu dùng cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn thị trường tài chính tiêu dùng.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, khẳng định vai trò quan trọng của tài chính tiêu dùng trong thúc đẩy tiêu dùng xã hội và đẩy lùi tín dụng đen. Ảnh: Phạm Hiếu.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, khẳng định vai trò quan trọng của tài chính tiêu dùng trong thúc đẩy tiêu dùng xã hội và đẩy lùi tín dụng đen. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Việt Nam mới chỉ phát triển trong khoảng 10 năm và trong khoảng thời gian ngắn như vậy, chắc chắn lực lượng nhân sự quản lý lĩnh vực này chưa thể đáp ứng kịp so với sự phát triển của thị trường. Các nhân viên tài chính tiêu dùng cần đưa ra được giải pháp giúp khách hàng có sự tư vấn đầy đủ nhất về quyền lợi và nghĩa vụ trước khi quyết định ký hợp đồng.

Bằng việc cung cấp dịch vụ thuận tiện, bảo mật và an toàn thông qua công nghệ cao, các công ty tài chính tiêu dùng sẽ góp phần trong việc đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen”, chuyên gia phân tích.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tín dụng đen.

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển tài chính tiêu dùng như:

1. Đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định về triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money);

2. Đề xuất, trình Chính phủ Nghị định về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech; Nghị định thay thế Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg về hoạt động tài chính vi mô. Đồng thời, NHNN theo thẩm quyền đã ban hành các quy định pháp lý phù hợp đối với các sản phẩm, mô hình, dịch vụ, phương tiện thanh toán mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 như: ngân hàng số, công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử, quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử - eKYC, đang nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ Blockchain ứng dụng trong lĩnh vực thanh toán; ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số lĩnh vực ngân hàng.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.