| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 30/06/2020 , 05:35 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 05:35 - 30/06/2020

Khai tử đòi nợ thuê vẫn còn nỗi lo tín dụng đen

Không khống chế thị trường tín dụng đen thì đòi nợ thuê sẽ tiếp tục tác oai tác quái, với cách thức bí mật thay cho cách thức công khai.

Với tỷ lệ biểu quyết 436/456 đại biểu, Quốc hội đã thông qua quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê của Luật Đầu tư sửa đổi. Vậy là sau nhiều năm hoạt động công khai gây tranh cãi, các công ty đòi nợ thuê phải đóng cửa vĩnh viễn.

Tuy nhiên, khai tử đòi nợ thuê chưa chắc đã chấm dứt tệ nạn tín dụng đen, nếu không có những biện pháp ngăn chặn quyết liệt hơn.

Một câu chuyện đau lòng mới đây, rạng sáng 21/6 tại khu vực cầu Phú Long giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương, người dân đã phát hiện một vụ tự tử.

Người đàn ông tên LTT trước khi gieo mình xuống sông Sài Gòn đã để lại chiếc ví, trong đó có hợp đồng vay mượn số tiền 40 triệu đồng của công ty tài chính FE CRADIT.

Cái chết của anh LTT thêm một bằng chứng khẳng định tính chất nguy hiểm của dịch vụ đòi nợ thuê. Vì cần gấp khoản tiền trang trải cuộc sống khó khăn, anh LTT đã vay 40 triệu đồng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì lãi mẹ đẻ lãi con, mà số tiền phải trả lên đến 168 triệu đồng.

Không dừng ở mức độ đe dọa, nhóm đòi nợ thuê đã xông vào tận nhà để đánh đập anh LTT và bắt phải thanh toán nợ nần trước ngày 22/6.

Không chịu nổi sức ép của liên minh tín dụng đen và đòi nợ thuê, anh LTT chọn cách cay đắng kết thúc cuộc đời mình.

Dịch vụ đòi nợ thuê là một nhu cầu xã hội, nhưng các cơ quan chức năng hầu như không có khả năng quản lý.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi xây dựng Luật Đầu tư sửa đổi, đã khảo sát 217 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM, cho thấy không có đơn vị nào hoạt động lành mạnh.

Dịch vụ đòi nợ thuê chủ yếu là các băng nhóm xã hội đen, cho vay nặng lãi, ép người vay trả lãi suất cao, dẫn đến tình hình an ninh trật tự phức tạp. 

Quan hệ tiền bạc luôn tiềm ẩn nhiều rắc rối. Đối tượng cho vay lắm lúc bất lực trước sự chây ỳ hoặc sự trốn tránh của đối tượng được vay. Nếu khởi kiện ra tòa thì cũng chưa biết đến bao giờ mới được thi hành án để thu lại khoản tiền chính đáng, nên đối tượng cho vay phải nhờ đến dịch vụ đòi nợ thuê.

Được hưởng lợi không nhỏ, dịch vụ đòi nợ thuê đã áp dụng mọi thủ đoạn để buộc con nợ phải trả tiền, từ việc gọi điện thoại quát tháo, treo băng rôn trước cửa, tạt sơn lên tường, đến những màn tra tấn nhục hình.

Khai tử dịch vụ đòi nợ thuê là một quyết định đúng đắn, nhưng làm sao để chặt đứt vòi bạch tuộc của tín dụng đen còn là hành động quan trọng hơn và nhiều thử thách hơn.

Tín dụng đen ngày càng phổ biến khắp thành thị và nông thôn, vì có sự hỗ trợ của internet. Chỉ cần một tấm hình chụp ảnh người vay kèm thông tin rõ ràng của thẻ căn cước, thì lập tức được duyệt vay tiền.

Thế nhưng, lãi suất cắt cổ chính là cái bẫy mà tín dụng đen giăng sẵn cho các con mồi khốn khổ nhẹ dạ cả tin.

Do đó, không khống chế thị trường tín dụng đen thì đòi nợ thuê sẽ tiếp tục tác oai tác quái, với cách thức bí mật thay cho cách thức công khai.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm