| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng thời cơ ngành gỗ Trung Quốc thoái trào

Thứ Sáu 06/12/2013 , 09:59 (GMT+7)

Trung Quốc tuy là nước XK đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng là thị trường lớn về tiêu thụ đồ gỗ. Trong khi nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ ở Trung Quốc đang tăng mạnh thì ngành gỗ nước này lại có dấu hiệu thoái trào. Đây là cơ hội tốt cho ngành gỗ Việt Nam.

Trung Quốc tuy là nước XK đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng là thị trường lớn về tiêu thụ đồ gỗ. Trong khi nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ ở Trung Quốc đang tăng mạnh thì ngành gỗ nước này lại có dấu hiệu thoái trào. Đây là cơ hội tốt cho ngành gỗ Việt Nam.

Nhu cầu tiêu thụ gỗ ở Trung Quốc đang tăng cao, có thể thấy rất rõ qua những hội chợ đồ gỗ quốc tế được tổ chức gần đây ở Việt Nam hay ở những quốc gia khác. Hồi đầu tháng 10 vừa rồi, tại Hội chợ Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ TP.HCM 2013, rất nhiều khách hàng Trung Quốc đã sang tham quan và đặt vấn đề mua các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Tại nhiều hội chợ đồ gỗ quốc tế, nếu như trước đây, các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc thường là những người mang đồ gỗ do họ sản xuất đến chào bán, thì một vài năm trở lại đây, đã xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp cũng đến từ Trung Quốc nhưng lại tìm mua đồ gỗ do nước khác sản xuất để phân phối trên thị trường nước này.


Sản xuất đồ gỗ ở Cty Thuận An (Bình Dương)

Tổng cục Hải quan cho biết, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam còn thua Trung Quốc khá nhiều, nhưng xuất khẩu đồ gỗ của nước ta sang thị trường này lại đang tăng trưởng khá tốt. 10 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt 797 triệu USD, tăng gần 200 triệu USD so với cùng kỳ năm 2012.

Như vậy, nếu xét riêng các thị trường đơn lẻ, Trung Quốc hiện đã là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam sau thị trường Mỹ. Ngoài gỗ dăm, gỗ nguyên liệu, gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được những đơn hàng đồ gỗ cao cấp với giá trị lớn từ các khách hàng Trung Quốc.

 Chẳng hạn, theo tiết lộ của Cty Nguyễn Thanh tại Hội chợ Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ TP.HCM 2013, công ty này đang sản xuất đồ gỗ nội thất do một công ty khác đặt hàng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ở đơn hàng ban đầu, số lượng lên tới 100 container/tháng. Ở những đơn hàng sau, số lượng có thể tăng thêm.

Ông Đặng Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến Gỗ và Thủ công mỹ nghệ TP.HCM (HAWA) cho biết, phần lớn đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là hàng cao cấp, làm từ gỗ cứng, gỗ có giá trị cao và được kết hợp với chạm trổ tinh xảo, để phục vụ cho khách hàng là những người có thu nhập cao.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành gỗ, tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc rất lớn. Bởi ở đất nước với 1,3 tỷ dân này, mức sống của người dân nói chung đang tăng nhanh, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng đông đảo, dẫn tới nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ ngày càng cao.

Trong khi đó, dù vẫn đang giữ vị thế nước sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất, ngành gỗ Trung Quốc lại đang gặp phải nhiều khó khăn. Trước hết, chi phí nhân công tăng cao đã khiến cho ngành gỗ nước này bị giảm lợi nhuận khá nhiều so với trước đây.

Nhiều doanh nghiệp gỗ Trung Quốc đã phải tính tới chuyện dẹp nhà máy trong nước, đi mở nhà máy ở nước ngoài để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trở lại vào nước này. Một trong những địa chỉ mà các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc đang tìm tới là Việt Nam, do có giá nhân công rẻ hơn.

Mặt khác, có một yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần phải chú ý tới, đó là sự thoái trào của ngành gỗ Trung Quốc. Ông Đặng Quốc Hùng cho biết, mấy năm nay, Chính phủ Trung Quốc dành sự quan tâm nhiều hơn tới những ngành công nghiệp như điện tử, lắp ráp máy móc…, là những ngành có hàm lượng chất xám cao, đem lại nhiều giá trị thặng dư.

Do đó, đã giảm sự quan tâm tới những ngành có hàm lượng chất xám và giá trị thặng dư thấp hơn như gỗ, dệt may…Chính vì thế, đây là cơ hội tốt để ngành gỗ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là với những mặt hàng cao cấp.

Ngoài chi phí đầu vào rẻ hơn so với ngành gỗ Trung Quốc, việc xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang nước này còn có những lợi thế khác như cước phí vận chuyển thấp do chỉ bằng 1/6 đoạn đường so với khi đưa hàng sang Mỹ. Sự gần gũi về mặt địa lý cũng giúp cho các doanh nghiệp gỗ nước ta thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, sửa chữa hàng.

Còn theo khuyến cáo của Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường (Cục XTTM, Bộ Công thương), khi định hướng xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp cần tránh những mặt hàng vẫn đang là lợi thế lớn của ngành gỗ nước này.

Cụ thể, hiện nay, ngành sản xuất, chế biến gỗ của Trung Quốc đã được tự động hóa cao. Vì thế, để cạnh tranh được với sản phẩm gỗ của Trung Quốc trên chính thị trường nước này, doanh nghiệp gỗ Việt Nam nên tập trung vào những sản phẩm sử dụng nhiều lao động thủ công (đồ gỗ nội thất, sản phẩm không tập trung các loại ván gỗ), không sử dụng nhiều đến máy móc.

Tuy nhiên, có một điều đang lo ngại là hiện nay, tỷ lệ xuất thô sang Trung Quốc còn chiếm quá lớn. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết, 3 mặt hàng gỗ chính đang được xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch và tiểu ngạch là dăm mảnh, gỗ bóc và gỗ palet làm bao bì. Đây đều là những sản phẩm thô giá trị thấp. Nhưng nhờ lượng xuất lớn, mỗi năm tới vài triệu tấn, nên chiếm tỷ trọng cao trong giá trị xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc.

Điều này đang gây đau đầu cho các doanh nghiệp gỗ trong nước bởi khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc thu mua gỗ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Với đà xuất khẩu như hiện nay, trong tương lai gần, việc đạt 1 tỷ USD xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc là chuyện trong tầm tay. Nếu khi ấy, đồ nội thất, đồ gỗ chế biến… chiếm tỷ trọng lớn thì giá trị xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc sẽ đem lại niềm vui thực sự cho cả ngành gỗ Việt Nam.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm