| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng vốn ODA dẫn nước lên núi

Thứ Năm 15/06/2023 , 06:22 (GMT+7)

AN GIANG Để các công trình thủy lợi trong tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, cần ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư thủy lợi.

Hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đang chủ động thực hiện công tác thủy lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đang chủ động thực hiện công tác thủy lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chủ động thực hiện công tác thủy lợi

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh An Giang đang ra quân triển khai xây dựng các công trình thủy lợi mùa khô nhằm phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2023. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, các địa phương còn tích cực vận động người dân cùng chung sức.

Ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh An Giang, dù đã bước sang những tháng mùa khô nhưng chưa có dấu hiệu khô hạn, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, để chủ động sản xuất cho vụ hè thu tốt hơn, cũng như sẵn sàng các phương án ứng phó với điều kiện thời tiết bất lợi, hiện nay các địa phương đang chủ động thực hiện công tác thủy lợi trên địa bàn.

Theo đó, các địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực và ưu tiên bố trí vốn để thực hiện công tác thủy lợi nội đồng, đảm bảo đủ nước khi khô hạn và tiêu thoát nước khi ngập úng. Công tác thủy lợi mùa khô được các địa phương triển khai sau khi thu hoạch lúa đông xuân 2023.

Ông Nguyễn Văn Văn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết: Là huyện miền núi Tri Tôn lại có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh An Giang với hơn 60 ngàn ha, trong đó diện tích đất trồng lúa trên 45 ngàn ha. Trước đây, việc đầu tư hệ thống thủy lợi ở Tri Tôn chưa nhiều nên phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp luôn gặp khó khăn hơn các địa phương khác trong tỉnh.

Trong thời gian qua được sự quan tâm từ tỉnh nên địa phương được đầu tư nhiều dự án công trình thủy lợi ở khu vực đồng bằng và cả trên núi. Vì vậy nên khá thuận lợi trong việc tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp cả trong mùa nắng và mùa mưa.

Nhờ đầu tư các công trình thủy lợi, nông dân sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ đầu tư các công trình thủy lợi, nông dân sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Văn, nhờ có thủy lợi nội đồng vận hành tốt, đất trong các khu đê bao, hệ thống thủy lợi được bơm tưới hoàn chỉnh khoảng 24.000ha. Đối với vùng đê bao chưa khép kín và đất sản xuất lúa kém hiệu quả, tiếp tục cải tạo từng bước cải thiện năng suất ở những khu vực trồng lúa. Đồng thời chuyển một phần đất canh tác lúa hiệu quả thấp sang trồng chuối cấy mô.

Thủy lợi ngày càng phát huy tốt

Ông Lương Huy Khanh, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang cho biết, ở vụ lúa hè thu 2023 toàn tỉnh An Giang xuống giống 230 ngàn ha (đạt 100% trên tổng diện tích toàn tỉnh). Ngành nông nghiệp An Giang kỳ vọng vụ lúa hè thu đạt năng suất cao và bán được giá.

Để đạt kết quả trên, nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí nhân công lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó các công trình thủy lợi nội đồng đã góp phần phục vụ tưới tiêu trong vụ hè thu là điều hết sức quan trọng trong vụ mùa.

Trong năm 2022, tỉnh An Giang đã đầu tư triển khai 327 công trình nạo vét kênh, gia cố đê, sửa chữa cống bọng, trạm bơm nhằm phục vụ cho sản xuất và dân sinh, với kinh phí trên 218 tỷ đồng. Trong đó nạo vét 115 công trình, gia cố đê bao 144 công trình, duy tu, sửa chữa cống bọng là 68 công trình.

Tỉnh An Giang kỳ vọng các công trình thủy lợi trong tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả hơn nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tỉnh An Giang kỳ vọng các công trình thủy lợi trong tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả hơn nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Khanh, để các công trình thủy lợi trong tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả hơn nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, cần ưu tiên phân bổ nguồn vốn thủy lợi phí để đầu tư hệ thống thủy lợi và vốn bảo vệ đất lúa. Đầu tư phục vụ các vùng chuyển đổi từ lúa sang trồng màu và cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Bên cạnh đó, sớm hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi vùng trồng hoa màu. Xây dựng Đề án đầu tư hồ chứa nước vùng cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Tri Tôn, thị xã Tịnh Biên và Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang”.  

Tỉnh An Giang tận dụng các nguồn vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi. Tập trung đầu tư từng vùng sản xuất gắn với các mô hình sinh kế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất