| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường chăm sóc lúa hè thu và thu đông

Thứ Ba 16/07/2013 , 10:19 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đang hướng dẫn nông dân tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch hại, khắc phục diện tích bị thiệt hại.

Tình hình thời tiết bất lợi đang gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như dịch bệnh gia tăng trên trà lúa HT giai đoạn mạ, làm đòng, trổ chín và lúa TĐ mới gieo sạ. Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đang hướng dẫn nông dân tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch hại, khắc phục diện tích bị thiệt hại.

Do có nhiều vùng sinh thái khác nhau nên thời vụ gieo sạ lúa HT ở Kiên Giang có sự chênh lệch nhau khá lớn. Trong khi nhiều nơi đã thu hoạch thì nông dân vùng U Minh Thượng và ven biển các huyện Hòn Đất, Kiên Lương mới xuống giống lúa HT.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, đến đầu tháng 7 toàn tỉnh đã xuống giống được 292.809/292.000 ha lúa HT theo kế hoạch. Trong đó, có khoảng 1/3 là diện tích mới xuống giống, đang trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Do tình hình thời tiết biết lợi, mưa nhiều vào đúng thời kỳ xuống giống nên đã làm hàng ngàn ha lúa bị thiệt hại, phải gieo sạ lại.

Ông Nguyễn Hữu Hoa, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên cho biết: “Vụ lúa HT 2013 toàn huyện có kế hoạch xuống giống 19.000 ha, đến nay nông dân đã gieo sạ xong, một số xã vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi nên đã có 1.542 ha mới gieo sạ bị ngập úng, phải gieo sạ lại. Phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ nông dân khắc phục được 709 ha, diện tích còn lại tiếp tục khắc phục”.


Nông dân Kiên Giang ra quân diệt chuột bảo vệ lúa HT

Ngoài khó khăn do thời tiết, vụ lúa HT này nông dân còn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, chuột gây hại cục bộ ở một số huyện như Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất… Nhiều diện tích bị chuột gây hại rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

ThS Võ Thị Hồng Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Kiên Giang cho biết, do tình hình chuột gây hại gia tăng nên từ đầu vụ đến nay Chi cục đã phối hợp với các địa phương triển khai hàng chục đợt ra quân diệt chuột. Ngoài bắt bằng các biện pháp thủ công, Chi cục còn cấp phát thuốc miễn phí cho dân diệt chuột trước khi xuống giống để hạn chế thiệt hại.

Cty CP TM&SX Ban Mai (Hải Phòng) cũng đã hỗ trợ 1.800 gói thuốc Rat Kill (90 kg thuốc bả trộn thóc) để Chi cục ra quân diệt chuột tại các huyện Kiên Lương, Tân Hiệp, An Biên…, kết quả khá tốt, chuột chết chậm trong thời gian 2-3 ngày. Nhờ đó, đã góp phần hạn chế dịch chuột gây hại ở địa phương.

Ngoài ra, đến nay nông dân trong tỉnh cũng đã gieo sạ được khoảng 65.000/80.000 ha lúa TĐ, tập trung ở các huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất…, hiện lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại toàn tỉnh là 11.232 ha, trong đó có 8.320 lúa HT, còn lại là lúa TĐ. Các dịch hại chủ yếu là ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, cháy lá, lem lép hạt…

Ngành nông nghiệp Kiên Giang yêu cầu các địa phương phối hợp với Chi cục BVTV tăng cường triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, nhất là phòng chống rầy nâu, bệnh VL-LXL, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Lịch lấy nước đợt 1 vụ đông xuân vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ

Cục Thủy lợi vừa có công điện về việc tổ chức lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.