| Hotline: 0983.970.780

Tạo môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường phân urê Việt Nam

Thứ Tư 30/03/2022 , 19:47 (GMT+7)

Thị trường phân urê Việt Nam hiện chủ yếu được cung ứng từ 4 nhà máy trong nước. Do đó, cần có cơ chế tạo môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường này.

Cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường phân urê Việt Nam. Ảnh: TL.

Cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường phân urê Việt Nam. Ảnh: TL.

Sản xuất trong nước dẫn dắt thị trường

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản vừa thực hiện báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân urê tại Việt Nam.

Theo báo cáo này, trong năm 2021, thị trường phân bón nói chung và các loại phân đạm khác trong đó có phân urê nói riêng đã có những biến động bất thường ảnh hưởng tới người tiêu dùng trong nước. Mặt hàng phân urê chịu sự tác động của nhiều yếu tố khiến cho giá cả tăng cao so với cùng kỳ của những năm trước.

Phân urê trên thị trường Việt Nam được cung ứng từ nguồn sản xuất trong nước hoặc nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo Bộ Công Thương, sản lượng nhập khẩu phân urê trong thời gian từ 2018 cho tới nay liên tục giảm một cách đáng kể. Năm 2018, lượng phân urê nhập khẩu đạt 525,796 nghìn tấn. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu năm 2019 chỉ đạt khoảng 75% năm 2018. Năm 2020, tổng lượng nhập khẩu chỉ ở mức 111,416 nghìn tấn, tương đương khoảng 21% năm 2018.

Việt Nam hiện có 4 nhà máy sản xuất urê với tổng công suất khoảng 2,27 triệu tấn/năm. Trên thực tế, sản lượng phân urê của 4 nhà máy nêu trên trong thời gian từ năm 2018 cho tới nay liên tục gia tăng.

Như vậy, có thể thấy, hiện nay, sản xuất trong nước là nguồn cung ứng chính trên thị trường phân urê tại Việt Nam.

Tạo môi trường cạnh tranh công bằng

Báo cáo cho rằng, trong mối tương quan với tổng thể nền kinh tế, thị trường phân urê được xem là thị trường hạ nguồn của lĩnh vực khai khác tài nguyên thiên nhiên (khí và than), đồng thời, cũng là thị trường thượng nguồn của lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác (phân bón khác và keo).

Do đó, các hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường phân urê có thể không chỉ tác động tới lĩnh vực trồng trọt mà còn tác động đa chiều tới nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đáng lưu ý rằng đối tượng cuối cùng chịu tác động hành vi hạn chế cạnh tranh là người tiêu dùng (nông dân, tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón để trong lĩnh vực trồng trọt và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm công nghiệp sản xuất từ phân urê). 

Thị trường phân urê là thị trường đặc thù, việc sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên từ nguồn tài nguyên quốc gia (khí và than), nên doanh nghiệp sản xuất hiện nay đều là doanh nghiệp nhà nước. Sản phẩm đầu ra được sử dụng với mục đích chính là phục vụ trồng trọt.

Do vậy, nhằm lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, báo cáo đề xuất cần duy trì chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước) tham gia công đoạn sản xuất urê, nhằm đảm bảo lợi ích của quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Ngành sản xuất phân urê yêu cầu vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoài nhà nước khó có năng lực tài chính đủ mạnh để tham gia vào công đoạn này. Do đó, cần duy trì cấu trúc thị trường sản xuất phân urê như hiện nay với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, nhằm tạo nên các động lực cạnh tranh giữa các nhóm doanh nghiệp với nhau, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và phúc lợi của người tiêu dùng cũng như của xã hội.

Để ngăn chặn việc lợi dụng lợi thế về cấu trúc thị trường độc quyền nhóm nhằm thực hiện hành vi bóp méo cạnh tranh trên thị trường, cần xây dựng các chính sách liên quan đến giám sát hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp sản xuất,

Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách giải quyết hiện tượng cung vượt cầu trên thị trường hiện nay, bằng các biện pháp như: Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường ngoài nước để xuất khẩu sản lượng dư thừa; nghiên cứu xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng phân urê làm nguyên liệu.

Báo cáo cũng để xuất cơ quan quản lý chuyên ngành cần có các chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong sản xuất kinh doanh tại thị trường phân urê.

Song song với rà soát hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban quản lý vốn nhà nước) cần có sự giám sát sát sao, từ đó đưa ra các giải pháp, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này trên thị trường.

Chính sách này vừa nâng cao hiệu quả về kinh tế trong tương lai đối với thị trường phân urê nói chung, vừa hạn chế thiệt hại về kinh tế đối với nguồn vốn đầu tư của nhà nước trong việc xây dựng, thành lập nhà máy sản xuất.

Do thị trường sản xuất phân urê tại Việt Nam có mức độ tập trung cao, tác động trực tiếp tới hoạt động trồng trọt của người dân, nên việc đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng từ đó nâng cao phúc lợi xã hội là cần thiết. Để đảm bảo môi trường cạnh tranh trên thị trường, cần xây dựng các biện pháp để cơ quan nhà nước chủ động nắm bắt các hoạt động bất thường trên thị trường.

Một trong những công cụ giám sát thị trường là hệ thống cơ sở dữ liệu về ngành. Cơ sở dữ liệu này bao gồm các chỉ số cơ bản phản ánh cấu trúc thị trường, tình hình biến động trên thị trường, hợp đồng giao dịch giữa các chủ thể trên thị trường. Để tăng tính hiệu quả, việc thu thập số liệu không thể thực hiện bởi đơn lẻ một cơ quan nhà nước nhất định mà cần có sự hợp tác, xây dựng và cơ chế hoạt động giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm