| Hotline: 0983.970.780

Tàu cá bị nước ngoài bắt giữ: Hợp thức để đánh bắt hợp pháp

Thứ Tư 31/03/2010 , 09:55 (GMT+7)

Trước tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt ngày càng gia tăng, ngày 30/3/2010 Bộ NN- PTNT đã tổ chức họp bàn để tháo gỡ vấn đề này.

* Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám: Cần phải xây dựng cơ chế bảo vệ ngư dân

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng cần phải xây dựng cơ chế bảo vệ ngư dân

Trước tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt ngày càng gia tăng, ngày 30/3/2010 Bộ NN- PTNT đã tổ chức họp bàn để tháo gỡ vấn đề này. 

Từ năm 2006 đến nay đã xảy ra 641 vụ với 1.186 tàu và 7.045 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt. Trong đó, năm xảy ra nhiều vụ nhất là 2007 với 171 vụ (327 tàu, 1.593 ngư dân) và năm ít nhất là 2008 cũng đã có 126 vụ (260 tàu, 1.703 ngư dân). Riêng năm 2009 vừa rồi, đã có tổng cộng 161 vụ bắt giữ tàu cá, với 304 tàu và 2.472 ngư dân bị bắt giữ. Địa phương có số tàu cá bị bắt giữ nhiều nhất là Kiên Giang (58 tàu), Cà Mau (56 tàu), BR-VT (46 tàu), Quảng Ngãi (47 tàu), Bình Định (43 tàu)…Đáng lo ngại là đến nay vẫn đang có tới 751 ngư dân bị tạm giữ chưa thể về nước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tàu của ngư dân bị bắt giữ trong đó nổi bật là nguyên nhân kinh tế. Đó là tình trạng cạn kiệt thuỷ sản ở vùng biển Việt Nam, nhất là khu vực ven bờ. Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản nhấn mạnh “Cả nước hiện có tới khoảng 120.000 tàu cá, tính ra mỗi km trên biển có tới 1 tàu cá hoạt động, như thế, hải sản không suy giảm sao được?”. Trong khi đó, nguồn lợi của một số loài hải sản ở vùng biển của nhiều nước trong khu vực lại đang khá phong phú, dồi dào rất hấp dẫn với các nghề lưới kéo, lưới vây, câu vàng.

Nhưng có không ít trường hợp tàu cá Việt Nam bị bắt khi đang khai thác tại vùng biển giáp ranh, vùng biển chồng lấn với nước khác. Nhiều tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ khi khi đang khai thác tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số vụ lực lượng Hải quân Campuchia lại vào sâu vùng biển nước ta bắt tàu ngư dân kéo về để xử phạt tại vùng nước lịch sử Việt Nam và Campuchia, dù hai nước đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử từ năm 1982.

Theo Bộ NN- PTNT, để giải quyết tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt, cần thực hiện 6 nhóm giải pháp, gồm: Tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân về pháp luật Việt Nam và các nước trong quản lý tàu cá, ranh giới biển; Tổ chức sản xuất theo mô hình tổ đội đoàn kết; Tăng cường công tác quản lý tàu cá và tăng mức xử phạt; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hợp tác khai thác hải sản; Hỗ trợ tàu cá hoạt động đánh bắt xa bờ; Xây dựng cơ chế phối hợp xử lý các hoạt động của tàu cá trên biển.

Tuy nhiên, cốt yếu là giải quyết được tận gốc bài toán kinh tế cho ngư dân. Bởi theo Sở NN- PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, với mỗi tàu cá, cơ quan chức năng đều yêu cầu thực hiện 2 lần cam kết không xâm phạm vùng biển nước khác. Khi chủ tàu thực hiện đăng ký cho tàu cá hoạt động, đã phải làm cam kết này. Đến khi con tàu xin BĐBP cho xuất bến, thuyền trưởng lại phải cam kết một lần nữa. Thế nhưng, vẫn có những tàu cá mải mê đi tìm luồng nên đã bị nước ngoài bắt giữ vẫn.

Còn theo bà Nguyễn Ngọc Phượng, PGĐ Sở NN- PTNT Kiên Giang, tỉnh này đã thực hiện tuyên truyền cho ngư dân từ nhiều năm nay, tàu cá nào cũng được tuyên truyền về pháp luật và được phát bản đồ về ranh giới biển. Thế mà chẳng hiểu tại sao trong năm 2009, Kiên Giang vẫn dẫn đứng đầu cả nước về số tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám cho rằng cần phải xây dựng cơ chế bảo vệ ngư dân. Hiện tại, Bộ đang xây dựng dự án hỗ trợ thông tin cho tàu cá, cung cấp trang thiết bị nối mạng.

Sắp tới, sẽ có trung tâm thông tin đặt tại Cục KT- BVNLTS. Một dự án gần 13 triệu Euro do Pháp tài trợ cũng sẽ được triển khai trong những chương trình này. Đồng thời, các Bộ, ngành liên quan sớm góp ý để hoàn thiện luật biển VN, và luật thủy sản sau này.

Chính vì thế, để ngăn chặn tình trạng ngư dân cố tình vào vùng biển nước ngoài để đánh bắt cá trái phép, thì giải pháp cơ bản nhất là đẩy mạnh hợp pháp hoá công việc này. Theo ông Chu Tiến Vĩnh, đi đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài một cách hợp pháp sẽ vừa bảo vệ được ngư dân và phương tiện đánh bắt cá, lại vừa giảm được áp lực khai thác trên vùng biển Việt Nam.

Theo đó, Bộ NN- PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, đề xuất một số chính sách khuyến khích đầu tư đối với các DN Việt Nam sang đầu tư khai thác hải sản tại một số nước như Indonesia, Malaysia…,với mục đích là đảm bảo điều kiện để đưa tàu cá Việt Nam sang khai thác tại vùng biển những nước này. Và để tăng hiệu quả cho việc đánh bắt thuỷ sản ở vùng biển nước ngoài, nên hỗ trợ các DN đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, đóng và sữa chữa tàu ở nước ngoài là rất cần thiết. Trước mắt, Bộ có thể chỉ đạo TCty Hải sản Biển Đông nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư nhà máy chế biến, đóng và sửa chữa tàu cá tại indonesia, Myanmar …

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.