| Hotline: 0983.970.780

Tàu ngầm Trường Sa không được cấp phép chạy thử trên biển

Thứ Hai 28/04/2014 , 22:23 (GMT+7)

UBND tỉnh Thái Bình chính thức từ chối cấp phép cho ông thử nghiệm tàu ngầm ngoài biển với lý do không đảm bảo an toàn.

>>Tàu ngầm Trường Sa sẵn sàng ra biển
>>Tàu ngầm "Made in Thái Bình" thử nghiệm trong hồ
>>Người Việt chế tạo tàu ngầm: ...Đến “Trường Sa 1"
>>Người Việt chế tạo tàu ngầm: Từ "Yết Kiêu I"

Chiều nay 28/4, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, cách đây vài hôm ông đã nhận được công văn trả lời chính thức của UBND tỉnh Thái Bình, khẳng định không đồng ý cho ông thử nghiệm tàu ngầm ngoài vùng biển tại khu vực phao số 0 cảng Diêm Điền, cách bờ khoảng 12km.

Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, công văn trả lời của UBND tỉnh Thái Bình có nêu lý do, công ty chưa tính toán và khảo sát hết các thông tin về điều kiện địa lý, thủy văn; thiếu các phương tiện cứu hộ, cứu nạn, không đảm bảo an toàn tính mạng khi có sự cố xảy ra.

Tỉnh Thái Bình thống nhất gửi công văn đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ và cho thử nghiệm tại Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1. UBND tỉnh cũng hoan nghênh tinh thần đam mê tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo, đặc biệt trong việc tự chế và thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa của ông Hòa.

“Khi cuộc họp bàn về việc cấp phép cho tàu ngầm của tôi thử nghiệm ngoài biển của tỉnh Thái Bình, không thấy có giấy mời tôi đến dự. Tôi cũng đoán ngay là không được cấp phép. Nếu có tôi trong cuộc họp đó, tôi sẽ trình bày những ý kiến của tôi, sẽ thuyết phục hơn khi mà tỉnh Thái Bình lo ngại về con tàu của tôi. Chính vì thế tôi cũng không bất ngờ lắm về quyết định này của tỉnh Thái Bình, tôi sẽ tiếp tục chờ đợi…” – ông Hòa chia sẻ.

Khi phóng viên đề cập đến thông tin cho rằng ông Đào Hồng Tuyển - “chúa đảo” Tuần Châu (Hạ Long) đồng ý cho ông Hòa mang tàu ngầm mini Trường Sa ra đảo Tuần Châu thử nghiệm, ông Hòa xác nhận: “Ông Tuyển đồng ý cả hai tay, ông ấy rất ủng hộ con tàu của tôi. Tuy nhiên, tôi còn đang tính toán nhiều phương án khác cho tàu ngầm này nên hiện tại chưa có phương án cụ thể nào”.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.