Tết Hàn Thực là gì?
Tết Hàn Thực (hay Tết bánh trôi bánh chay) là một ngày lễ truyền thống của người Việt diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. “Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Trong ngày này, người dân thường làm bánh trôi và bánh chay để cúng tổ tiên và lễ Phật.
Bánh chay và bánh trôi là hai món ăn đặc trưng của ngày lễ này. Bánh chay thường được làm từ bột gạo nếp nhào nước, bên trong có nhân đỗ xanh và được luộc chín. Trong khi đó, bánh trôi thì được làm từ bột gạo nếp, có hình dáng nhỏ tròn và không có nhân, thể hiện sự giản dị nhưng đầy ý nghĩa.
Do đó, Tết Hàn Thực 2024 sẽ rơi vào Thứ 5 ngày 11/4/2024 Dương lịch.
Nguồn gốc Tết bánh trôi bánh chay
Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng - Nhà nghiên cứu văn hóa cho biết, ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam thực chất bắt nguồn từ 1 phong tục tại Trung Quốc.
Theo đó, truyền thuyết thì vào thời xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc thì nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi đã luôn ở bên cạnh nhà vua để phò trợ và bày mưu kế. Trên đường lánh nạn đã hết lương thực, Giới Tử Thôi đã cắt một miếng thịt phần đùi của mình để nhà vua ăn. Sau khi ăn xong thì nhà Vua mới biết được sự hi sinh của Giới Tử Thôi và mang lòng cảm kích.
Giới Tử Thôi phò tá nhà vua 19 năm, sau quãng thời gian cực khổ đã luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại được ngôi vương của mình, ông đã phong chức và thưởng tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Nhưng Giới Tử Thôi chỉ nghĩ rằng nghĩa vụ bề tôi là phò tá vua, là trách nhiệm của mình nên không hề oán hận. Ông về quê rồi đưa mẹ vào núi Điền Sơn để mai danh ẩn tích, sống một cuộc sống thanh bình. Khi vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người về quê tìm, nhưng ông đã không màng danh vọng nên không qua trở về để lĩnh thưởng.
Nhà vua thấy vậy đã hạ lệnh đốt rừng để ông xuất hiện, tuy nhiên không ngờ rằng ông lại cùng mẹ già chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài. Lúc này nhà vua đã cảm thấy hối hận vì hành động của mình, đã lập miếu thờ Giới Tử Thôi tại núi rồi đổi tên ngọn núi thành Giới Sơn.
Nhà vua đã hạ lệnh cho người dân nơi đây không được đốt lửa từ 3 ngày từ ngày mồng 3 tháng 3 đến ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch và chỉ được ăn đồ nguội.
Tuy nhiên ngày lễ này đã được Việt hoá lưu truyền cho đến ngày nay, nghe thì có vẻ bắt chước từ Trung Quốc, nhưng không phải như vậy, khi vào Việt Nam nó đã được hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay của người Việt. Bản chất ngày tết này cũng mang một ý nghĩa thể hiện rõ nét đặc trưng văn hoá, lối sống, khát vọng rất riêng của người Việt Nam.
Chính vì điều này đã tạo nên truyền thông lâu bền của ngày Tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn Thực tại Trung Quốc thì ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn bình thường với đặc trưng làm bánh trôi nước, bánh chay.
Vẫn có một số bài phân tích từ Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương khẳng định rằng, ngày lễ Hàn Thực không phải của người Trung Quốc mà có sự liên quan đến nền văn minh người Việt xưa. Dẫu vậy, vẫn chưa có được các dẫn chứng sử liệu khoa học xác đáng để chứng minh việc này.
Ý nghĩa ngày lễ Hàn Thực
Tết Hàn Thực với tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay có 2 ý nghĩa lớn quan trọng như sau:
1. Thể hiện lòng thành với ông bà tổ tiên:
Từ xưa thì bánh trôi và bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn với bề trên trong ngày Tết Hàn Thực.
Trong ngày này các thành viên sẽ tụ họp lại cùng nhau làm ra những viên bánh trôi với hình dáng tròn đều. Sau khi dâng lên ông bà tổ tiên, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức món bánh này với hương vị ngọt ngào, cùng sự ấm cúng của gia đình.
2. Ôn lại chuyện xưa:
Vào ngày này hàng năm, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau tự tay nắn những viên bánh trôi, bánh chay. Sau đó sẽ vừa thưởng thức vừa chia sẻ với nhau về những mẫu chuyện của riêng mình, những mẫu chuyện xưa của dân tộc.
Trong số những mẫu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta có thể nhắc đến sự tích " Lạc Long Quân - Âu Cơ", đặc biệt hình ảnh bánh trôi giúp mọi người lên tưởng đến hình ảnh "bọc trăm trứng" của Âu Cơ.
3. Mong muốn thời tiết luôn thuận lợi hài hoà:
Ngày lễ Hàn Thực còn mang ý nghĩa mong muốn cho mùa hạ bớt nóng. Ngày 3 tháng 3 hàng năm được lựa chọn hoàn toàn không liên quan đến lịch dương hay bất kỳ một quy ước đạo giáo nào. Mà được chọn theo lịch âm, theo âm dương ngũ hành, đánh dấu sự kết thúc của Mộc Khí.
Món lạnh theo như ngũ hành sẽ thuộc mệnh Kim, bánh trôi có màu trắng cũng thuộc mệnh Kim. Bên cạnh đó thì hình dáng của bánh tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi đến câu “Mẹ tròn con vuông”.
Bánh Chay có vỏ trắng tính dương, nhân đậu xanh bên trong vàng tươi mang tính âm, âm dương hòa hợp. Dù là bánh trôi hay bánh chay thì đều thể hiện mong muốn mùa hè không bị khô hạn, thời tiết mát mẻ thuận hoà.