| Hotline: 0983.970.780

Tết Tân Sửu: Hạn chế sự kiện đông người, lễ hội

Thứ Ba 05/01/2021 , 19:59 (GMT+7)

Yêu cầu này được đưa ra trong Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 Tết Tân Sửu.

Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 Tết Tân Sửu yêu cầu hạn chế sự kiện đông người, lễ hội.

Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 Tết Tân Sửu yêu cầu hạn chế sự kiện đông người, lễ hội.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả trong thời điểm hết sức quan trọng sắp tới, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đón Tết Tân Sửu an toàn, trong Điện, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu:

1. Các cấp uỷ, tổ chức đảng quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Ban cán sự đảng Chính phủ, ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thuỷ quản lý chặt chẽ xuất, nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh, vượt biên trái phép gây ra lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng; quản lý chặt chẽ các địa bàn, phát hiện kịp thời những trường hợp xâm nhập trái phép. Điều tra, triệt phá các đường dây đưa người vượt biên trái phép, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

3. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nơi lưu trú theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Tăng cường giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.

4. Hạn chế tổ chức các sự kiện đông người; hạn chế tổ chức các lễ hội; có giải pháp phòng, chống dịch đối với các khu phố đi bộ, các khu vui chơi tập trung đông người, hoạt động bắn pháo hoa…; quản lý chặt chẽ các khu vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các quán bar, karaoke, vũ trường; thực hiện việc kiểm tra và xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định.

5. Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, người đứng đầu cấp uỷ đảng trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng đề cao cảnh giác, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch ở các cơ sở khám, chữa bệnh; sớm phát hiện ca nhiễm (nếu có), khẩn trương thực hiện việc truy vết, khoanh vùng, cách ly, dập tắt ổ dịch; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc men cho tình huống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch.

6. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để người dân có người thân ở nước ngoài chủ động vận động người thân không nhập cảnh trái phép, chủ động khai báo với cơ quan chức năng khi phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép.

7. Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt, tại cơ sở tiếp tục phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.

8. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Ban cán sự đảng Bộ Y tế, ban cán sự đảng, đảng đoàn các bộ, ngành chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ công tác với tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh. Ban cán sự đảng Bộ Y tế sớm có phương án về việc hợp tác với nước ngoài sản xuất, mua vacxin của nước ngoài, nghiên cứu sản xuất vacxin trong nước, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong đó nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh trên diện rộng tại nhiều nước trên thế giới, mỗi ngày có thêm khoảng 600 ngàn ca mắc mới và khoảng 6 ngàn người tử vong, đặc biệt đã xuất hiện chủng virus mới có khả năng lây lan mạnh hơn vi rút SARS-CoV-2 tại 38 quốc gia; nhiều nước đã phải áp dụng các biện pháp mạnh, tái phong tỏa để phòng, chống dịch.

Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây lan ở Việt Nam vẫn rất cao, nhất là từ người nhập cảnh từ các nước dịch bệnh đang bùng phát và nhập cảnh trái phép không được kiểm soát qua đường mòn, lối mở… Trong cộng đồng vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Do đó, Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; triển khai Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng chống dịch; bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân, bảo đảm đón Tết Tân Sửu an toàn, vui tươi.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.