| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 08/02/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 08/02/2018

Thả con gì vào Hồ Gươm?

Hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm, là một biểu tượng của thành phố Hà Nội, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ đưa gươm cho rùa vàng để mang trả lại Long Quân. Nay hồ nước này không còn rùa nữa, vậy sẽ thả con gì vào hồ?

16-01-05_12-con-thien-ng-duoc-th-o-ho-guom-nh-cu-soh
12 con thiên nga được thả ở Hồ Gươm

Có một doanh nghiệp đem tặng cho thành phố Hà Nội 12 con thiên nga, và một đơn vị khác đem thả vào Hồ Gươm. Chuyện này lập tức nảy ra cuộc cãi vã bất tận, không chỉ với cộng đồng dân chúng nói chung, mà cả với những nhà khoa học thuộc các chuyên ngành như sinh học, sử học, “rùa” học… Mỗi người một quan điểm và lý lẽ riêng, nhưng chủ yếu chia làm 2 phe đồng tình và phe phản đối, trong đó phe phản đối dựa trên yếu tố được gọi là tâm linh, rằng Hồ Gươm là gắn liền với rùa, thả thiên nga vào thì sẽ thành hồ thiên nga…

Sự tích và truyền thuyết, về bản chất đều là những câu chuyện hư cấu, tuy rằng có thể dựa trên một chút ít sự thật - đặc biệt là với những sự tích và truyền thuyết lịch sử.

Thời nay, cái cần gìn giữ nhất là những hiện trạng hay hiện vật lịch sử. Hồ Gươm vẫn còn là hồ nhưng rùa thì không còn. Vậy thả thiên nga vào hồ, trong khi thiên nga được nhắc đến nhiều trong văn hóa châu Âu và thiên nga trắng được coi là biểu tượng của tình yêu, lòng chung thủy do tập tính ghép đôi suốt đời, thì việc đàn thiên nga trắng tung tăng bơi lội trên hồ, cũng là hình ảnh đẹp ca ngợi hòa bình và tình yêu, có làm trái ngược với đại ý và chủ đề câu chuyện trong Sự tích hồ Gươm là ca ngợi hòa bình đâu?

Việc bổ sung, thay thế những thứ quen thuộc bao năm ở xung quanh, nếu tích cực hơn cái hiện trạng, là một điều thuận lẽ.

Chẳng han, việc Hà Nội đang trồng hàng trăm cây phong lá đỏ trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng. Loại cây này cũng là loại cây có nguồn gốc ở xứ lạnh và đang được trồng thử nghiệm trên mấy con phố Hà Nội. Chúng gần như không bị dư luận “xúc xiểm” gì nhiều, khi mà những cây cối của Hà Nội một thời như sấu, hoa sữa… theo thời gian đã bộc lộ nhiều nhược điểm như hay gẫy đổ trong bão mưa hoặc mùi hương quá đậm đặc. Thậm chí, nhiều người dân còn khen ngợi sắc đỏ của cây phong, và tin rằng những hàng cây này đang và sẽ làm đẹp thêm lên cho Hà Nội.

Với Hồ Gươm – đây không chỉ là biểu tượng lịch sử, địa lý, văn hóa của Hà Nội, mà còn thấm đẫm yếu tố tâm linh. Và vì vậy, việc quyết định thả thiên nga hay bất cứ con vật gì vào hồ, đều cần phải dựa trên những căn cứ khoa học, như là có làm phá vỡ hệ sinh thái ở đây không, có để lại hệ lụy xấu gì không? Và cần hỏi ý kiến của cộng đồng chứ? Nếu các phản ứng là thuận lợi, thì thử nghiệm. Đấy là quyền của các cơ quan quản lý nhà nước. Rồi thời gian sẽ cho câu trả lời đúng nhất!

Chứ như việc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thả “chui”, mà công ty gọi là thả thí điểm thiên nga ở Hồ Gươm, trong khi ông Trương Minh Tiến (Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội) lại nói Sở này không nhận được báo cáo từ các đơn vị liên quan về việc sẽ thả 12 con thiên nga xuống hồ Hoàn Kiếm (!) - thì là sai, tức là Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã “tiền trảm hậu tấu”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm