| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 15/04/2015 , 08:50 (GMT+7)

08:50 - 15/04/2015

Thanh gươm của Damocles và những lời bình...

Câu chuyện nổi tiếng “Sword of Damocles” (Thanh gươm của Damocles). “Sword of Damocles” là một huyền thoại của người Hy Lạp kể về vị vua Dionysius cai trị xứ Syracuse.

Damocles là một nịnh thần trong triều, ông luôn miệng khen Dionysius gặp may vì được ngồi trên chiếc ghế quyền lực. Rồi một hôm Dionysius cho phép Damocles tráo đổi vị trí với mình một ngày. Damocles ngay lập tức chấp nhận.

Khi Damocles ngồi xuống bàn tiệc đầy sơn hào hải vị thì ông nhìn thấy một thanh gươm treo bằng một sợi lông ngựa đang lơ lửng trên đầu. Damocles cứng người lại và không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Dionysius giải thích: “Ta thấy nó hằng ngày. Nó luôn được treo trên đầu ta và luôn có khả năng một người nào đó sẽ cắt sợi lông đuôi ngựa. Có thể một trong những tể tướng ghen tị với quyền lực của ta và cố gắng giết ta. Cũng có thể vương quốc bên cạnh sẽ điều quân đội cướp ngôi vua của ta. Hoặc ta có thể ra một quyết định không sáng suốt dẫn đến việc ta bị hạ bệ. Tóm lại, cuộc sống của ta không phải hoàn toàn một màu hồng”.

18-48-23_dm

Bài học kinh điển từ câu chuyện này là những người có quyền lực trong xã hội thì luôn phải chịu những sức ép và trách nhiệm lớn.

 Nhưng hình như bây giờ, những người có chức quyền thường bị gắn cho những tính xấu, mặc nhiên và mặc định là như thế. Rất ít người được xã hội nhìn nhận và tôn trọng giống như Dionysius.

Người Việt xưa có câu: “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Nhưng bây giờ là thế kỷ 21, là thời đại của kinh tế tri thức, là thời của thế giới phẳng rồi. Yêu ghét gì thì cũng nên lý trí. Chứ cứ vội vơ đũa cả nắm khi nhìn thấy một sự việc tiêu cực, hay bức xúc quy kết trên "face" thì không nên.

Vì nếu muốn thay đổi một điều gì thì cách tốt nhất là hãy góp ý một cách chân thành và thẳng thắn, chứ nhất thiết không phải là chửi đổng như kiểu Chí Phèo. Những sự việc tiêu cực không phải là mồi và bàn phím không phải là chỗ để nhậu.

Nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra khi người ta cố gắng quy trách nhiệm cho một cá nhân hay tổ chức nào đó mà không có những bằng chứng thuyết phục.

 Gần đây nhất, nhiều người đã chia sẻ với nhau về một bức ảnh chụp cảnh hàng trăm con gà nướng bằng đèn khò nằm trên nền nhà. Thậm chí, nó còn được một tờ báo của Thái Lan đăng lên với dấu gạch đỏ mang tính cảnh báo trên bức ảnh.

Đa số người xem cho rằng đó là hình ảnh ở một cơ sở chế biến, nhà hàng nào đó. Nhiều bạn trẻ tỏ ra bức xúc, chia sẻ rằng không thể vì tiền mà có thể làm bẩn như vậy được, họ đề nghị các cơ quan chức năng, cụ thể là Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào cuộc. Và điều quan trọng là rất đông trong số đó đã quy chụp nặng nề.

 Sau đó thì tác giả đã lên tiếng rằng đó chỉ là một bức ảnh chụp cảnh một đám cưới ở quê. Người ta phải dùng khò gas để làm chảy bớt mỡ đi, sau đó rửa sạch gà, lọc thịt rồi xào. Nghĩa là xét về mặt quy trình chế biến thì nó hoàn toàn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.

Đấy, thế nghĩa là người ta đã "mắng" oan các cơ quan chức năng, đã trót "chửi" nhầm. Vậy thì hãy cân nhắc trước khi nói, trước khi bình luận, bình phẩm, đánh giá, kết luận. Bởi “lời nói, đọi máu”!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm