| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa kích cầu thịt lợn

Thứ Ba 02/04/2019 , 14:10 (GMT+7)

Trước tình hình tiêu thụ lợn hơi thời gian qua giảm sâu do bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phương án kích cầu thịt lợn.

00-42-24_2
Tiêu thụ lợn thịt tại Thanh Hóa đã tăng đáng kể trong những ngày qua

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi.

Gần như ngay sau khi bệnh DTLCP xuất hiện, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp chỉ đạo việc tiêu thụ thịt lợn sạch bệnh cho người chăn nuôi. UBND các huyện, ngoài việc đốc thúc công tác chống dịch còn xuống địa bàn nắm bắt tình hình, tuyên truyền để người dân yên tâm ăn thịt lợn.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương nắm bắt thị trường, xúc tiến tiêu thụ thịt lợn. Theo đó, trừ các xã vùng đã công bố dịch, lợn ở những vùng chưa phát hiện dịch, nếu có chứng nhận của chính quyền các địa phương, được cơ quan thú y hướng dẫn đường đi sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để nắm bắt tình hình, Sở Công thương Thanh Hóa đã khảo sát tổng đàn lợn của địa phương. Theo đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 800.000 con lợn. Trong đó có 731 trang trại (209.052 con); 24 doanh nghiệp chăn nuôi (29.841 con) và 190.197 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (561.107 con).

Theo ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa, thời điểm bắt đầu xuất hiện bệnh DTLCP, theo khảo sát tại 20 chợ bán thực phẩm trên địa bàn, lượng thịt tiêu thụ chỉ còn khoảng 15-30% so với ngày thường. Thậm chí, một số chợ không còn bán thịt lợn; giá lợn hơi cũng tụt xuống chỉ còn trên dưới 30 nghìn đồng/kg. Một số đối tượng xấu còn tuyên truyền tại chợ để người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn.

Trước tình hình trên, Sở Công thương Thanh Hóa trình phương án tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn. Giải pháp quan trọng nhất là tuyên truyền để người dân hiểu bệnh DTLCP không lây sang người và động vật khác. Tuy nhiên, dịch lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn đối với chăn nuôi. Vì thế, việc kiểm soát lợn dịch, vùng dịch, chống dịch đã được cơ quan chức năng thực hiện hết sức nghiêm túc. Lợn và các sản phẩm từ lợn trên thị trường đều đảm bảo sạch bệnh.

00-42-24_3
Người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn

“Đối tượng quan trọng nhất trong tiêu dùng thực phẩm là phụ nữ. Vì thế, chúng tôi làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Một file âm thanh đã được xây dựng và biên tập, thường xuyên được phát tại các các khu dân cư. Ban quản lý các chợ, hiệp hội phát triển chợ cũng được phát đĩa CD tuyên truyền để mở cho người tiêu dùng nghe tại các chợ. Các đối tượng xấu cũng không còn dám tung tin sai lệch đánh lừa người tiêu dùng”, ông Thư cho hay.

Cũng theo ông Thư, theo khảo sát của Phòng Quản lý thương mại – Sở Công thương Thanh Hóa, tính đến ngày 28/3/2019, tình hình tiêu thụ thịt lợn tại các chợ đã ấm dần. Lượng thịt lợn tiêu thụ nội tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn, lượng thịt bán ra tăng rõ nét nhất. Giá lợn hơi cũng đã nhích lên từ 34 - 40 nghìn đồng/kg (tùy từng vùng). Thanh Hóa cũng đang xúc tiến công tác tiêu thụ thịt lợn tại một cơ sở ở Nam Định và đưa vào miền Nam.

Ông Thư cho rằng, về lâu dài, ngoài việc triển khai quyết liệt công tác chống dịch, việc xây dựng các lò giết mổ tập trung, chợ ATTP đúng tiêu chuẩn, tăng cường kiểm soát giết mổ sẽ là phương án tối ưu để người tiêu dùng yên tâm tiêu thụ thịt lợn.

“Nhà tôi, cơ quan tôi vẫn sử dụng thịt lợn kể từ hôm Thanh Hóa bùng phát bệnh DTLCP. Trong cơ quan tôi, qua thăm dò, đến nay, các gia đình đều đã quay trở lại sử dụng thịt lợn. Người dân cần hiểu rằng, sản phẩm đưa ra thị trường trong thời điểm này sẽ được kiểm soát chặt chẽ nên không lo vấn đề mua phải lợn dịch bệnh. Việc xác nhận lợn cho các trang trại để đưa đi tiêu thụ sẽ có thêm cán bộ Sở Công thương đi cùng nhiều ban ngành chức năng khác. Vì thế, không có lý do gì người tiêu dùng lại không ăn thịt lợn”, ông Lữ Minh Thư.

 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm