| Hotline: 0983.970.780

Thành lập đoàn kiểm tra vụ bé trai vừa lọt lòng tử vong với vết đứt trên cổ

Thứ Ba 02/07/2019 , 09:51 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đình Thiện, Chánh văn phòng Sở Y tế Hà Tĩnh thông tin với NNVN, sáng nay đoàn công tác Sở Y tế đang làm việc với BV đa khoa huyện Đức Thọ để làm rõ vụ việc một bé trai vừa lọt lòng đã tử vong với vết đứt sâu trên cổ.

Đang nằm trên giường bệnh sau lần vượt cạn đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần, sản phụ Nguyễn Thị Tình (SN 1982) không ăn không uống, chỉ nằm khóc thương cho đứa con trai vắn mệnh, vừa lọt lòng đã tử vong bất thường.

Vợ chồng sản phụ Tình bức xúc trước cái chết bất thường của con trai. Ảnh: Ngân Hà.

Ngồi bên cạnh, anh Nguyễn Sỹ Chiến (SN 1977) – chồng chị Tình, trú xóm Làng Hội, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa động viên vợ vừa cố mạnh mẽ kể lại sự ra đi oan uổng của con mình như sau: Vào khoảng 8h sáng ngày 30/6, chị Tình có dấu hiệu chuyển dạ nên gia đình đưa đến BV Đa khoa huyện Đức Thọ để thăm khám. Tại đây, các bác sỹ cho biết cổ tử cung chị Tình đã mở 4 phân, tim thai và sức khỏe sản phụ hoàn toàn bình thường, chờ sinh thường.

Đến 18h30, chị Tình bắt đầu đau dữ dội, thăm khám lần 2 bác sỹ cho hay tử cung đã mở hết và đưa lên bàn đẻ. Tuy nhiên, đến 19h20 phút cùng ngày, anh nhận được thông báo của ê kíp đỡ đẻ là con anh đã tử vong.

“Tôi chạy vào phòng thì thấy con trai được quấn khăn trắng kín cổ. Giở ra xem tôi chết điếng người vì thấy trên cổ con có vết đứt xung quanh đã được khâu lại. Tôi hỏi bác sỹ vì sao thì họ trả lời con tôi không ra được nên phải kéo thì bị đứt cổ”, anh Chiến đau khổ nói.

Đem sự việc trao đổi với ê kíp trực và đỡ đẻ cho sản phụ Nguyễn Thị Tình, ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa sản bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ thông tin, khoảng 19h06 phút ngày 30/6, ông Đức nhận được thông báo của ê kíp đỡ đẻ có một trường hợp sản nhi đầu đã ra ngoài nhưng thân và mông mắc trong bụng mẹ nên tức tốc chạy lên. Đến nơi, ông kiểm tra thấy đầu thai nhi trắng, có 1 số chỗ trượt da.

“Lúc này, tôi dùng tay thử kéo thì em bé bị đứt cổ phải khâu 8 mũi nhưng đã tử vong trước khi tôi dùng tay để kéo em bé ra ngoài”, ông Đức nói.

Ngoài ông Đức, tham gia đỡ đẻ cho sản phụ Tình còn có bác sỹ Quyền, hộ sinh Hoàng Thị Định và hộ sinh Hoàng Thị Trinh.

Trao đổi với PV, bà Hoàng Thị Trinh cho hay, quá trình vào chờ sinh, sản phụ Tình được thăm khám, nghe tim thai 3 lần. Lần đầu vào 9h39 phút (ngày 30/6), lần thứ 2 vào 12h trưa và lần thứ 3 vào 15h cùng ngày. Cả ba lần tim thai đều đập bình thường, dao động từ 118 – 130 lần/phút. Đến khoảng 18h30, sản phụ bắt đầu lên cơn đau dữ dội, vỡ ối màu xanh. Bà Trinh gọi bác sỹ Quyền lên sau đó sản phụ Tình được đưa lên bàn đẻ.

Ê kíp trực khám và đỡ đẻ cho sản phụ Nguyễn Thị Tình. Ảnh: Ngân Hà.

Bà Trinh khẳng định: “Quá trình rặn đẻ, thai của sản phụ Tình to nên chỉ có phần đầu ra ngoài còn phần vai và lưng kéo không ra. Lúc này, tim thai nghe đập rột roạt. Chúng tôi đã gọi bác sỹ Đức đến hỗ trợ sau đó bác sỹ Đức kéo thì phần cổ sản nhi đã bị đứt. Tuy nhiên, sản nhi là tử vong do lưu thai trước đó chứ không phải do bị kéo đứt cổ (?!). Trong quá trình thăm khám trước đó, chúng tôi thừa nhận sai khi đã nghe nhầm tiếng nhịp tim và động mạch của sản nhi dẫn đến nhận định sai tình hình. Vì tim thai nó đập bụp bụp và động mạch nó cũng đập bụp bụp như thế nên rất dễ nhầm (!?)”.

Khi được hỏi về vết đứt bất thường trên cổ con trai sản phụ Tình, ông Phạm Hồng Cường, Phó giám đốc BV Đa khoa huyện Đức Thọ nói: “Theo ê kíp đỡ đẻ báo cáo thì thai đã chết lưu trước đó chứ nguyên nhân không phải do bị kéo đứt cổ. Hơn nữa đập 100/110 tim thai như thế là suy chậm rồi đấy. Động mạch và tim thai nó đập giống nhau nên có thể là có nhầm lẫn. Đáng lý ra bệnh viện phải hội chẩn nhưng lại không hội chẩn”.

Theo ông Cường, cổ sản nhi bị đứt gần hết với vết đứt dài khoảng 8cm, khâu 8 mũi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm