| Hotline: 0983.970.780

Thanh trà mất mùa, được giá

Thứ Tư 09/03/2016 , 10:15 (GMT+7)

Chính vì khan hiếm nên giá thanh trà đầu mùa năm nay vọt lên đến 50.000 - 60.000đ/kg, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn không đủ hàng giao cho thương lái.

2-thu-ho-ch-thnh-tr092848637
Thu hoạch thanh trà

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán cho đến nửa tháng ba âm lịch là cả vùng Đông Hưng 1, 2 và 3, thuộc xã Đông Thành, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) lại rộ lên mùa thanh trà, thu hút hàng vạn du khách đến tham quan và thưởng thức loại đặc sản có một không hai ở ĐBSCL.

Trước đây, vào những ngày này, khách qua cầu Cần Thơ, bờ Bình Minh - Vĩnh Long lúc nào cũng choáng ngợp trước những chùm thanh trà óng ả, vàng rực, căng tròn được bày bán dọc theo hai bên lề đường. Năm nay do ảnh hưởng thời tiết, nhiều nhà vườn bị thất mùa, năng suất thấp khiến cho nhiều nhà vườn tỏ ra tiếc nuối.

Các sạp hàng bày bán thanh trà, giới thiệu đặc sản Bình Minh năm nay cũng "thiếu sinh khí" hơn các năm rồi. Chính vì khan hiếm nên giá thanh trà đầu mùa năm nay vọt lên đến 50.000 - 60.000đ/kg, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn không đủ hàng giao cho thương lái. Đặc biệt, loại thanh trà ngọt, quý hiếm, mùi vị đặc trưng, bạn hàng mua đi bán lại với giá từ 80.000 - 100.000 đ/kg.

Thanh trà là loại trái khi sống màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng óng mượt trông như quả mơ. Khi bóc vỏ ra, thịt có màu vàng tươi rói và thơm dịu, hấp dẫn như mùi xoài nhưng vị chua - ngọt.

Có thể nói đồng bằng sông Cửu Long chưa có một loại trái cây nào tươi đẹp và quyến rũ như thanh trà. Tại vùng núi Tô Châu, thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) cũng có nhiều thanh trà nhưng trái nhỏ và chua hơn thanh trà Đông Hưng.

Theo các vị cao niên kể lại thì thanh trà đã có mặt ở Đông Hưng từ hơn 100 năm nay. Bàn về nguồn gốc, nhiều người cho rằng cây thanh trà có mặt đầu tiên ở Đông Hưng là cây đang tọa lạc trước nhà bà Nguyễn Thị Tám (bà Tư Bùa, nay đã qua đời) ở ấp Đông Hưng 3 (cây thanh trà hiện thuộc quyền quản lý của người con trai thứ hai).

Hiện cây sống rất khỏe, thân to lẫm liệt, vòng tròn thân cây 2, 5 mét, cao khoảng 40 mét, tàn nhánh mỗi bên vươn ra xa trên 20 mét. Bà con trong vùng đã phong tặng cho cây thanh trà nầy là “cây tổ”. Gọi là cây tổ vì trước đây, nhiều người trồng thanh trà đều lấy giống từ cây này.

Ông Nguyễn Văn Thăng (Hai Chí) trên 100 tuổi kể lại cho con cháu nghe, lúc ông còn nhỏ thì cây thanh trà này đã có trái rồi. Cây do ông Cả Ba mang về trồng đầu tiên. Cây càng già trái càng ngon, mỗi năm thu hoạch bình quân từ 1 - 2 tấn trái.

Ông Huỳnh Thành Nhuệ ở ấp Đông Hưng 2 phấn khởi cho biết, trồng thanh trà chỉ dùng phân, rất ít khi dùng thuốc nên chí phí đầu tư rất thấp. Gia đình ông chỉ có 25 gốc (trên 10 năm) mà mỗi năm thu hoạch khoảng 150 triệu đồng. Nhiều chủ vườn cho biết năm nay sản lượng thanh trà bị hụt từ 30 - 50%, chủ yếu là do thời tiết thay đổi bất thường.

Ngoài cây thanh trà “tổ”, Đông Hưng còn có vài cây khác cũng được xếp vào hàng cổ thụ, một là 2 cây của ông Huỳnh Văn Trượng và 1 cây của ông Bảy Hội.

Ông Huỳnh Văn Trượng, 86 tuổi cho biết chính ông đã xin giống về tự tay trồng cách nay 66 năm. Hiện có người trả giá mua một trong hai cây thanh trà cổ của ông về làm kiểng với giá 100 triệu đồng nhưng ông không bán vì đó là cây kỷ niệm của đời mình.

Ông Bùi Văn Khải cho biết thanh trà Đông Hưng trước đây có cây trái ngọt, cây chua. Gần đây bà con đã tuyển chọn những cây trái ngọt nhiều chua ít để nhân giống bằng cách chiết cành, chỉ sau hai năm là ra trái, thay vì trồng hột phải mất 10 năm.

Thanh trà ngoài ăn tươi, bà con còn dùng trái sống để nấu canh chua, kho cá, đặc biệt trái chín bỏ vỏ cho vào ly quậy chung với đường, dùng lạnh như một món giải khát tuyệt hảo trong mùa hè.

Mới đây, nhiều người còn có sáng kiến dùng trái thanh trà ngâm rượu và thanh trà ngào đường làm mứt dùng uống lạnh vừa thanh tao dịu ngọt vừa giải nhiệt. Nơi tiêu thụ thanh trà mạnh nhất hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Nội và một số chợ miền Tây.

Vài năm trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ mạnh lại được giá nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư cho cây thanh trà và mở rộng diện tích trồng ở một số xã ấp thuộc TX Bình Minh. Riêng tại ấp Đông Hưng 2 hiện có trên 40% hộ trồng loại cây nầy, nhiều nhất vài ba công, ít nhất cũng 5 - 10 cây, mỗi công thu nhập bình quân từ 30 - 40 triệu đồng/năm.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm