| Hotline: 0983.970.780

Tháo gỡ khó khăn thị trường các nông sản chủ lực

Thứ Hai 29/06/2020 , 10:19 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp đã có giải pháp tháo gỡ khó khăn của các nông sản chủ lực như tôm, cá tra, lúa gạo, thịt lợn... để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2020.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đàu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đàu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết, ngay sau khi Chính phủ dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, ngành thủy sản đã tập trung đẩy mạnh sản xuất. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trực tiếp chủ trì hai hội nghị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm cá tra ở thị trường nội địa. Do đó, hoạt động tiêu thụ cá tra có chuyển biến tốt.

Cũng theo ông Luân, 6 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu tôm vẫn dương 3%. Trong thời gian tới, trên tinh thần chỉ đạo của Bộ, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục chỉ đạo để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra từ đầu năm.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ 3 từ phải sang) và các thứ trưởng Bộ NN-PTNT điều hành hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ 3 từ phải sang) và các thứ trưởng Bộ NN-PTNT điều hành hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Để làm được điều đó, Tổng cục sẽ bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo việc nuôi trồng và khai thác các đối tượng chủ lực. Trong đó, nuôi trồng chủ lực là tôm và cá tra; khai thác chủ lực là cá ngừ.

“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương quan trắc, cảnh báo môi trường, kiểm soát vật tư đầu vào, giúp người dân an tâm sản xuất. Đồng thời xây dựng các chuỗi liên kết giá trị, làm sao để đạt được mục tiêu 8,5 triệu tấn thủy sản vào năm 2020”, ông Luân nói.

Ngành trồng trọt sẽ đạt mục tiêu về sản lượng và chất lượng

Đối với lĩnh vực trồng trọt, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, đến thời điểm này cả nước đã thu hoạch được khoảng 22,5 triệu tấn lúa.

Các trà lúa hè thu cũng đang phát triển rất tốt, dự kiến bình quân năng suất đạt 60 tạ/ha. Cây ăn quả tiếp tục được người dân chăm sóc tốt, do đó năng suất đảm bảo kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

“Nếu không xảy ra các yếu tố bất thuận lớn, ngành trồng trọt sẽ đạt được mục tiêu của năm 2020 cả về năng suất và chất lượng. Do đó, đề nghị lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản”, ông Cường nói.

Ngành chăn nuôi phấn đấu tăng trưởng 6,8% GDP

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định: 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động sản xuất nhìn chung là tích cực. Các sản phẩm chăn nuôi tăng rất cao, gia cầm tăng 12% , trứng tăng 11% , sữa tăng 8%, bò tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019.

Vị lãnh đạo Cục Chăn nuôi đánh giá, “Đây là tăng trưởng rất cao của khối chăn nuôi, chỉ có sản lượng lợn là giảm”.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Dương cũng khẳng định người chăn nuôi (cả gia cầm, gia súc) có thu nhập tốt. Trong chăn nuôi sau dịch tả lợn Châu Phi, chúng ta thấy xuất hiện các chuỗi chăn nuôi rất mạnh, qua đó góp phần đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

“Một loạt các thương hiệu về sản phẩm chăn nuôi đã xuất hiện, người Việt rất thích ăn sản phẩm chăn nuôi trong nước, động viên mãi mà bà con không ăn thịt lạnh”, ông Dương chia sẻ.

Đến cuối năm 2020, ngành chăn nuôi đặt trọng tâm sản xuất đủ thực phẩm để đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường thịt lợn, phấn đấu tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 6,8%.

Cần phải nhân nhanh giống, khích lệ chăn nuôi an toàn sinh học thì đàn lợn sẽ sớm được hồi phục.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT trực tiếp tháo gỡ các điểm tắc nghẽn xuất khẩu nông sản

Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) chia sẻ: Thị trường nông sản trong 6 tháng đầu năm 2020 có nhiều cung bậc khác nhau. Ngay từ đầu năm, Bộ trưởng và Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã vào ĐBSCL để giải quyết vấn đề ùn ứ thanh long.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Sau đó Bộ trưởng lên các tỉnh biên giới phía Bắc để khơi thông các điểm tắc nghẽn tại biên giới Việt Trung (các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh và Lạng Sơn). Các buổi làm việc đều có sự tham dự của Tham tán Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm, do đó các điểm tắc nghẽn đã được giải quyết.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Bảo vệ Thực vật cũng đã làm rất tốt để giúp xuất khẩu quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Theo lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong thời gian tới, diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn rất phức tạp bởi xuất hiện các biến chủng virus mới, nhất là Brazil, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vì không có đường bay.

Do đó, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu và đàm phán thương mại, chúng ta cần phải kiên trì thúc đẩy tiêu thụ nội địa, như bài học kinh nghiệm mà Bộ NN-PTNT đã triển khai đối với ngành hàng cá tra trong những tháng đầu năm nay.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.