| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi chiến lược truy vết, khoanh vùng

Chủ Nhật 04/07/2021 , 06:42 (GMT+7)

Lực lượng điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm phục vụ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM chỉ tập trung công việc của mình, không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), chỉ trong vòng 24 giờ (6 giờ ngày 2/6 đến 18 giờ ngày 3/7), TP.HCM ghi nhận 714 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 608 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa và 106 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Ở đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay 18h ngày 3/7, TP.HCM có tổng cộng 5.435 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Trước tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp, khó lường, số lượng ca mắc tăng nhanh, HCDC cho biết, TP.HCM có những thay đổi trong công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng trong đợt cao điểm để nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19.

TP.HCM sắp xếp, tổ chức bộ máy điều tra dịch và can thiệp chống dịch tại cộng đồng. Trung tâm Y tế quận, huyện và trạm y tế sẽ đảm trách tổ chức lực lượng điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm phục vụ chống dịch. Các lực lượng này chỉ tập trung công việc của mình, không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác, để đảm bảo hoàn thành công tác truy vết thật chi tiết, hiệu quả và công tác xét nghiệm nhanh chóng, an toàn.

Việc phân công lực lượng này nhằm đảm bảo 100% ca bệnh F0 phải được khởi động điều tra trong vòng 1 giờ sau khi nhận được thông tin và các F1 phải có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ; các F2 và mẫu xét nghiệm ổ dịch phải có kết quả trong 24 giờ. Trên cơ sở đó quyết định việc điều chỉnh phạm vi phong tỏa.

Ngay khi có kết quả xét nghiệm khẳng định mắc Covid-19, TP.HCM sẽ tiến hành xác định khu vực khoanh vùng trong vòng 1 giờ hoặc sớm hơn. Từ đó, nhân viên điều tra dịch tễ sẽ tiến hành điều tra nhanh ca F0, kết hợp đánh giá thực địa để có cơ sở khoanh vùng phạm vi xử lý, thiết lập khu vực phong tỏa.

Điều tra dịch tễ, xác định các mốc dịch tễ của F0, lập danh sách F1 gần, F1 xa và F2 của F1 gần sẽ được điều tra theo thực tế tiếp xúc, không theo hộ khẩu. Người có hộ khẩu nhưng không sống tại địa phương, không tiếp xúc thì không tính; ngược lại đối với người dù không có hộ khẩu nhưng có sinh hoạt trong khu vực, thân nhân, bạn hữu thăm viếng thì vẫn phải lập danh sách người tiếp xúc...

Đồng thời, những người tiếp xúc với F0 sẽ được phân loại mức độ nguy cơ tiếp xúc, từ đó lên phương án xử lý thích hợp. Nếu xét nghiệm lần đầu tất cả đều cho kết quả âm tính SARS-CoV-2 và các F1 đều được đưa đi cách ly, thì xem xét thu hẹp phạm vi phong tỏa ngay. Nếu kết quả xét nghiệm lần đầu phát hiện thêm ca bệnh, cần điều tra lại tất cả các ca bệnh này để đánh giá nguy cơ.

Chỉ định phong tỏa ít nhất 14 ngày hoặc kéo dài thời gian hơn (tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh) khi phát hiện có lây nhiễm trong cộng đồng.

Việc xét nghiệm, tùy từng đối tượng sẽ có các nguyên tắc riêng. Tất cả trường hợp F1 sau khi được lập danh sách sẽ được chuyển ngay về khu cách ly tạm thời của quận, huyện để điều tra dịch tễ.

F1 sẽ được làm test nhanh ngay, đồng thời lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định RT- PCR. Nếu kết quả test nhanh dương tính với SARS-COV-2 thì xử lý như trường hợp nhiễm trong khi chờ kết quả khẳng định RT- PCR. Các mẫu xét nghiệm khẳng định RT- PCR sẽ được chuyển khẩn về phòng xét nghiệm theo sự điều phối của HCDC và có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ hoặc sớm hơn.

Các đối tượng khác như F2, xét nghiệm mở rộng… sẽ được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và lấy mẫu gộp theo từng hộ gia đình hoặc 2 - 3 hộ trong cùng một mẫu gộp để thuận lợi cho việc truy vết sau này.

Nếu kết quả test nhanh dương tính với SARS-COV-2 thì xử lý như trường hợp nhiễm trong khi chờ kết quả khẳng định RT- PCR. Bên cạnh đó, việc tổ chức lấy mẫu được thực hiện theo nhóm đối tượng nguy cơ để tránh lây nhiễm chéo khi lấy mẫu. Từng hộ sẽ được mời lần lượt ra điểm lấy mẫu, bắt đầu từ hộ nguy cơ thấp nhất.

Tăng cường sự chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo "mục tiêu kép" tại các Khu chế xuất - Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM là một trong những yêu cầu quan trọng được TP.HCM đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp.

HCDC, ngày 3/7, đã tổ chức buổi tập huấn trực tuyến với sự tham gia của 100 đầu cầu đến từ các Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp; Ban quản lý khu công nghệ cao có nhân viên y tế và có thể tự triển khai thực hiện test nhanh Covid-19.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc HCDC, hiện nay các ca bệnh Covid-19 đã xuất hiện khắp các khu vực, trong đó có khu công nghiệp, khu chế xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp có liên quan. Đây là những khu vực có nguy cơ cao do tập trung đông người cùng một thời điểm, một số nơi làm việc trong môi trường khép kín, môi trường có máy lạnh… là điều kiện thuận lợi khiến dịch bệnh có thể lây lan.

"Việc triển khai cho các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tự test nhanh Covid-19 cho người lao động vô cùng cần thiết, giúp phát hiện sớm những mầm bệnh đang âm thầm hiện hữu nếu có, từ đó khoanh vùng tức thời, nhờ đó giảm được số lượng người phải đi cách ly, cũng giảm được số người phải ngưng sản xuất cũng như giảm quy mô phong tỏa cho doanh nghiệp", bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm nhận định.

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Bộ Y tế hướng dẫn những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp xử trí, phòng chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng.

Hai bệnh viện phối hợp lấy dị vật 'kẹt' đường thở bệnh nhi 8 tháng tuổi

Hai bệnh viện phối hợp lấy dị vật 'kẹt' đường thở bệnh nhi 8 tháng tuổi

TP.HCM Bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Đồng thành phố lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

TP.HCM bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét

TP.HCM bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét

TP.HCM Loại trừ được bệnh sốt rét từ năm 2020, TP.HCM là một trong 46 tỉnh thành trên cả nước được công nhận loại trừ sốt rét tính đến năm 2023.

Điều trị thành công bệnh nhân tràn dịch dưỡng trấp màng phổi

Điều trị thành công bệnh nhân tràn dịch dưỡng trấp màng phổi

TP.HCM Nam bệnh nhân (64 tuổi) bị rò dưỡng trấp sau phẫu thuật cắt thực quản do ung thư, được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy can thiệp dinh dưỡng, điều trị thành công.

Cơ sở chăm sóc da phẫu thuật thẩm mỹ không phép

Cơ sở chăm sóc da phẫu thuật thẩm mỹ không phép

TP.HCM Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện và xử lý một cơ sở chăm sóc da phẫu thuật thẩm mỹ không phép, cho khách hàng ghi nợ, cầm cố tài sản có giá trị.

Máy cộng hưởng từ hiện đại của Mỹ giúp phát hiện các khối u nhỏ nhất

Máy cộng hưởng từ hiện đại của Mỹ giúp phát hiện các khối u nhỏ nhất

TP.HCM Với hệ thống MRI 3.0 Tesla SIGNA™Hero (Mỹ) giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm, chính xác và hỗ trợ dễ dàng phát hiện các tổn thương nhỏ (từ 1-2 mm), các khối u.

Xem thêm